Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn” Hai mươi tư tuổi đời, cái tuổi không phải quá lớn để cảm nhận được hết những nỗi cơ cực của cuộc đời mẹ, nhưng ít ra ngần ấy thời gian được sống bên mẹ cũng là ngần ấy năm tôi chứng kiến mẹ tôi lo toan, vất vả cho gia đình. Tôi cảm nhận được nhà thơ đang cảm thấy mình có phần may mắn, vì đến lúc mái đầu hai thứ tóc vẫn còn được nhìn thấy mẹ. Mỗi một ngày đi qua, niềm vui của cuộc sống được nhân lên gấp bội phần khi chúng ta được sống bên mẹ. Nhưng trong niềm vui ấy có thoáng chút nỗi buồn, trên khuôn mặt gầy guộc ấy, những nếp nhăn cứ dần dần tăng lên. Thời gian như vừa là vị thần hạnh phúc nhưng cũng đồng thời là kẻ âm thầm hủy diệt. Chính vì cảm nhận được điều đó nên với nhà thơ Đỗ Trung Quân, mỗi giây phút được sống bên mẹ đều là những khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Đặc biệt hơn nữa, nhà thơ lại xuất thân mà một đứa trẻ mồ côi cha. Nên trong anh mẹ vừa là mẹ nhưng cũng vừa là cha, để có được Đỗ Trung Quân như ngày hôm nay, mẹ anh đã phải tần tảo sớm hôm, chắt chiu từng hạt gạo, để lo cho anh ăn học nên người. Anh khóc ngay cả khi mẹ anh còn trên cõi đời này, khóc vì sự hi sinh của mẹ, khóc cho sự thầm trách bản thân vì đã có đôi lần anh thờ ơ với mẹ...Nhưng thà nhận ra sớm như thế còn hơn để đến lúc mẹ mất đi “ mới giật mình khóc lóc”. Những từ ngữ “ giật mình”, “ khóc lóc” gợi cho người đọc hình ảnh của một người con hối tiếc muộn màng, lúc còn ở bên mẹ thì không biết quý trọng, thì những giọt nước mắt kia chỉ là giả dối, chỉ là sự xúc động tầm thường. Và chính nhà thơ đã cảm thấy mình thật may mắn vì mình đã sớm nhận ra điều này. Nhưng anh lại hoảng hốt vì chuỗi thời gian kia trôi qua một cách “điên cuồng”. Biện pháp nhân hóa đã được tác giả sử dụng khéo léo, thời gian được ví như một kẻ hủy diệt kinh khủng, vô tâm, không ai và không gì có thể chế ngự được sự điên cuồng của hắn. Chính vì thế tác giả mới đặt câu hỏi tu từ mà không bao giờ có câu trả lời: “ Ai níu nổi thời gian ? Ai níu nổi ?’ Đó vừa là câu hỏi, vừa là sự oán trách nhưng đồng thời cũng vừa là lời kêu cứu...có ai có thể níu tên hủy diệt kia lại giúp tôi không ? Ai có thể níu lại những nếp nhăn làm mẹ tôi “ già nua” không ? Xin hãy giúp tôi !
BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.
Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:
- Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.
- Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.
a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.
b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.
I.
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. ND: Đoạn thơ cho thấy sức mạnh của thời gian làm cho con lớn lên còn mẹ ngày càng già đi.
3. BPNT: Nhân hóa và đối
Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:
Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.
Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.
Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...
Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.