Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay là ngày thật đẹp trời, tôi thức dậy trong 1 trạng thái thật thoải mái. Tôi dậy, làm việc cá nhân và xuống nhà ăn sáng. Mọi thứ vẫn như hoạt động thường ngày của tôi, không có gì khác cả. Nhưng tưởng rằng mọi thứ sẽ êm đềm trôi qua nhưng thật tệ khi phải gặp chuyện đen đủi này. Tôi lên con ngựa sắt đi ngắm cảnh thì bỗng thủng lớp, tôi lại quên mang tiều nữa chứ, lúc dắt xe về nhà thì bị 1 cục đá bắn vào chân. Thật là thảm hại. Cuối cùng tôi cũng về được nhà. Và mọi thứ cứ thế mà trôi qua như thường ngày.
Những hình ảnh:
+ "mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ."
+ "như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. thèm vụng và thầm ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."
TK:
Mùa xuân về cũng là lúc một năm mới sắp đến. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị ngày tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn đi chợ mua đồ Tết. Trẻ em háo hức vì được mua quần áo mới, được nhận lì xì... Không khí khắp nơi thật nhộn nhịp. Ở quê em, nhà nào cũng gói bánh chưng, dù ít hay nhiều. Mỗi dịp Tết đến, gia đình em lại về quê thăm ông bà và họ hàng. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em. Em rất yêu ngày tết trên quê hương mình.
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
Tham khảo:
Hà Nội, ngày .. tháng .. năm ...
Ông bà ngoại kính mến!
Ông bà ngoại dạo này có khỏe không? Dừa thu hoạch có nhiều hơn lúc trước không? Bây giờ là thời điểm cháu đang ôn tập thi kì II nên những ngày ngày nghỉ cuối tuần cũng không thể về quê được. Cháu nhớ ông bà lắm!
Mặc dù bài vở học kì II này nhiều và khó, nhưng cháu hết sức cố gắng để đạt được danh hiệu học sinh giỏi cả năm. Cháu nhất quyết không phụ lòng cha mẹ vất vả lo cho cháu ăn học và sự tin tưởng của ông bà ngoại. Sau khi thi xong, nhất là trong dịp hè sắp tới, cháu sẽ về quê ở lâu dài bên ông bà ngoại.
Ba mẹ cháu ở trên này cũng khỏe cùng với cuộc sống tốt. Em trai cháu đã nói bập bẹ và chập chững bước đi rồi. Cuối thư, cháu chúc ông bà ngoại sống vui và sống mãi với con cháu.
a) Mở bài
Hà Nội, ngày... tháng... năm ...
Dì .... yêu quý của cháu!
Ông bà nội kính yêu!
Bác Hai yêu quý!
b) Thân bài
- Mục đích, lý do viết thư:
+ Nghe tin ông bà, cô bác, chú dì bị ốm, cháu viết thư hỏi thăm sức khỏe.
- Nội dung:
+ Hỏi thăm ông/bà, cô bác, chú dì bị đau như thế nào? Các bác sĩ điều trị ra sao?
+ Tình hình sức khỏe hiện tại của ông/bà, cô bác, chú dì thế nào? Ăn uống có khó khăn gì không?
+ Mọi người đều lo lắng và yêu thương ông/bà cô bác chú dì, mong chóng khỏe.
+ Dặn dò người thân uống thuốc và chăm sóc sức khỏe theo lời dặn của bác sĩ để mau chóng hồi phục.
+ Hẹn thăm người thân vào thời gian nào đấy hoặc dịp nào đấy.
c) Kết bài
- Chào tạm biệt và chúc người thân mau chóng bình phục và khỏe mạnh.
+ Cháu gái của ông bà!
Chiều hôm qua, cả nhóm em đã cùng nhau họp để tìm ra những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sau một hồi bàn bạc sôi nổi, nhóm em đã rút ra được những điều sau: Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường. Bằng việc đơn giản như mang theo túi, hộp khi đi mua đồ. Ngoài ra, chúng ta nên trồng thêm nhiều cây xanh ở những nơi có thể, giống như chúng em trồng các chậu cây cảnh trong các chiếc chậu nhỏ, đặt trên hành lang lớp học. Rồi chúng ta cũng có thể bảo vệ môi trường bằng việc vứt rác đúng nơi quy định, di chuyển bằng xe đạp hoặc xe buýt nếu có thể để giảm khí thải ra môi trường. Chúng em chắc chắn sẽ làm được những điều ấy để giúp môi trường ngày càng xanh và sạch hơn.
Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, chính vì vậy em đã theo chị gái tham gia chương trình bảo vệ môi trường. Em đã được cùng các anh chị đi dọn dẹp đường làng ngõ xóm. Sau đó em còn được học cách phân loại rác thành rác có thể phân hủy và rác thải không phân hủy để có biện pháp xử lý đúng đắn. Các loại rác không thể phân hủy như vỏ lon, chai nhựa, ống hút, túi ni-lông… Theo lời các anh chị thì loại rác này có thể được đem đi tái chế hoặc xử lý cẩn thận bằng máy móc. Sau ngày hôm đó, em đã học được rất nhiều điều bổ ích.
a) Chọn ý: Để ghi lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy
b) Xem lại thứ Hai:
- Ngày hôm đó bố báo tin vui.
- Bống được đi tắm biển cùng cả nhà vào cuối tuần
- Bống rất vui
Xem lại thứ Năm:
- Ngày hôm đó mẹ bảo Bống giúp mẹ chuẩn bị đồ bơi, Bống không thấy kinh bơi của em Tuấn.
- Bống tìm thấy kính bơi trong ngăn tủ.
- Bống thấy may mắn