Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Phương pháp giải:
Đọc trước bài thơ Mẹ và tìm hiểu về tác giả Đỗ Trung Lai
Lời giải chi tiết:
* Tác giả Đỗ Trung Lai:
- Tiểu sử: sinh năm 1950, quê Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây
- Con đường sự nghiệp:
+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.
+ Phong cách sáng tác: giọng thơ truyền thống trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)
+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)
+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)
+ Thơ và tranh (1998)
+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
Tiểu sử:
+ Vũ Đình Liên (1913-1996)
+ Quê quán: quê gốc ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội
+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới
Sự nghiệp:
+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học
+ Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…
+ Phong cách sáng tác: mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ hoài vọng
Tham khảo!
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
+ Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20.
+ Nghệ thuật thư pháp: Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép và họ có khả năng đẩy văn tự lên tầm nghệ thuật.
Tham khảo:
- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.
- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý.
- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…
- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh
Cuộc chia tay của những con búp bê :
Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.
Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
_ Mẹ tôi
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả.
_ Cổng trường mở ra
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .
- R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Tagore Rabindranath), sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.