Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
#Tham_khảo:
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:
+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.
+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:
+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.
+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.
+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:
+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.
+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.
+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.
Tham khảo
1.
2.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Việt Nam có 2360 con sông có chiều dài dài trên 10km.
+ 93% các sông nhỏ và ngắn. Một số sông lớn là: sông Hồng, sông Mê Công,…
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...) và hướng vòng cung (sông Thương, sông Lục Nam,…); một số sông chảy theo hướng tây - đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta có hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và lượng phù sa khá lớn (khoảng 200 triệu tấn/năm).
Tham khảo
1.
- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:
+ Hệ thống sông Hồng
+ Hệ thống sông Thu Bồn
+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.
(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng
(*) Trình bày:
a. Đặc điểm mạng lưới sông:
- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.
- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).
- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
b. Đặc điểm chế độ nước sông:
- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)
+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
2:
Tham khảo:
Hệ thống sông Cửu Long:
- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:
+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)
+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.
- Có nhiều phụ lưu.
- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi:
-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.
-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...
-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.
-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).
Tham khảo
- Đặc điểm:
+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.
+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.
- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.
Tham khảo
* Lựa chọn: phân tích đặc điểm hệ thống sông Hồng
* Trình bày:
- Đặc điểm mạng lưới:
+ Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.
+ Có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Tất cả các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành một mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).
- Chế độ nước sông: có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn
+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
Tham khảo
1.
- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :
+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.
+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.
- Đặc điểm:
+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.
+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.
+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.
- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:
+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).
+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.
- Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Tham khảo:
♦ Đồng bằng sông Hồng:
- Diện tích: 15 000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Độ cao: khoảng 2 - 4m
+ Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, chia cắt đồng bằng thành nhiêu ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.
♦ Đồng bằng sông Cửu Long:
- Diện tích: 40 000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: Được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Mê Công.
+ Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
+ Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.
♦ Các đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: 15000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: được sự bồi đắp phù sa của biển.
+ Đồng bằng hẹp nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông.
Tham khảo:
- Mạng lưới sông dày đặc:
+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên.
+ Mật độ sông: 0,66 km/km2 . Trung bình cứ 20km lại có một cửa sông.
+ Sông của nước ta nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang và địa hình dốc.
- Hướng:
+ Sông có 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Ngoài ra, còn có một số sông chảy theo hướng tây - đông và đông tây ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Chế độ nước sông: Có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn
+ Mùa lũ tương ứng mùa mưa, kéo dài 4-5 tháng; chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn tương ứng mùa khô, kéo dài 7-8 tháng; chiếm 20-30% lượng nước cả năm.
- Sông có lượng phù sa lớn:
+ Khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa lớn và tập trung vào mùa mưa và địa hình đồi núi.
+ Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng nhanh về phía biển khoảng 80-100m/năm.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê hiện nay, nước ta có hơn 2.300 con sông dài trên 10 km. Trong đó, 93% là các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
– Đối với lượng nước:
+ Khí hậu có 02 mùa là mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào nên lượng nước sông nước ta rất phong phú. Theo những nghiên cứu gần đây lưu lượng nước bình quân là 26.600 m3/s.
+ Tổng lượng nước trung bình là hơn 800 tỷ m3/năm trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38.5% nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh chiếm 1.5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta.
– Đối với lượng phù sa:
+ Sông ngòi chảy trên miền địa hình dốc, sức xâm thực rất mạnh nên đặc điểm sông ngoài nước ta là có hàm lượng phù sa lớn. Sông ngòi nước ta vận chuyển trung bình 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa đạt trung bình 200 triệu tấn/năm. Trong đó, sông Hồng 120 triệu tấn; sông Cửu Long 70 triệu tấn, còn lại là các sông khác.
+ Nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng thì độ đặc lên đến 600 – 700g/m3, nơi có nhiều đá vôi giảm xuống còn 70g/m3.
Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung
– Những con sông chảy hướng vòng cung: chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc như Sông Thương, Sông Lục Nam,…
– Những con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng; sông Tái Bình, sông Đà, …
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước
Sông ngòi nước ta chia làm hai mùa: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Vào mùa lũ nước sông ngoài dâng cao và chảy mạnh.