Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông – tây:
- Trung Mỹ:
+ Phía đông Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mưa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển.
+ Phía tây ít mưa nên phát triển xavan.
- Lục địa Nam Mỹ (tự nhiên phân hóa từ đông sang tây theo các khu vực địa hình):
+ Phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng.
+ Ở giữa là các đồng bằng như: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.
+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ (Thiên nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây).
Sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ: phân hóa đa dạng.
- Theo chiều bắc-nam: có 3 đới khí hậu là cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới.
- Theo chiều đông-tây: khí hậu ôn đới và cận nhiệt.
Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam:
- Thiên nhiên khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa.
- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.
+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.
+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.
- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:
+ Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.
+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.
Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:
- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:
+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.
+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.
- Đới khí hậu nhiệt đới:
+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.
+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc
- Đới khí hậu ôn đới:
+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.
+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Đặc điểm sông của Bắc Mỹ:
- Mạng lưới sông dày và phân bố tương đối đều.
- Phần lớn các sông đều đổ ra biển Đại Tây Dương.
- Nguồn cung cấp nước do mưa và do tuyết tan.
- Mit-xi-xi-pi-Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ.
Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ:
- là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới.
- hồ Lớn hay Ngũ hồ là hệ thống hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:
* Ở Trung Mỹ
- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
* Ở Nam Mỹ
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình:
- Phía đông là các sơn nguyên:
+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).
+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.
+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.
- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:
+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...
+ Bồn địa Lớn.
+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...
+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...
- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:
+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.
+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.
+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.
Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:
- Nhiều mạng lưới sông khá dày, phân bố đồng đều
- Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa, vừa do tuyết tan
- Có nhiều hồ nhất thế giới, phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm
Địa hình Bắc Mỹ có sự phân hóa thành 3 khu vực:
- Hệ thống Cooc-đi-e: gồm nhiều dãy núi chạy song xong, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Các dãy núi có địa hình cao và hiểm trở.
- Miền đồng bằng trung tâm: tựa như một lòng máng với diện tích rộng lớn; địa hình cao ở phía tây và tây bắc thấp dần về phía nam và đông nam; có nhiều hồ lớn và sông dài.
- Miền núi già và sơn nguyên phía đông: gồm dãy núi A-pa-lát và sơn nguyên La-bra-đô. A-pa-lát là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc – tây nam, địa hình tương đối thấp.