K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Điểm khác biệt:
+ Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để tiện cho việc sinh hoạt. Nhà ở đơn sơ, thoáng mát
. + Ở Đông Nam Bộ, nhà ở thường làm chắc chắn hơn để sống an toàn.
- Giải thích: có sự khác biệt về phong cách xây dựng nhà ở là do giữa vùng Đông nam Bộ và Tây Nam Bộ có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
+ Ở vùng Tây Nam Bộ: địa hình thấp hơn, có nhiều vùng trũng, thấp, thường xuyên bị ngập nước và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
+ Ở vùng Đông Nam Bộ là vùng đất cao, nhiều rừng rậm nhiệt đới.
• Yêu cầu số 2: Hiện nay, phương tiện đi lại của người dân Nam Bộ ngày càng đa dạng và hiện đại. Tuy nhiên, phương tiện đi lại phổ biến của người dân vùng Tây Nam Bộ vẫn là ghe, xuồng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Những ngôi nhà được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.

+ Nhà thường có ba gian. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng.....

- So với nhà ở truyền thống, nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm khác biệt là:

+ Nhà thường được xây dựng kiên cố bằng gạch, bê tông cốt thép.

+ Phổ biến loại hình nhà ống với nhiều tầng.

+ Nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Một số dân tộc sinh sống ở vùng Nam Bộ là: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa,…
• Yêu cầu số 2: Đặc điểm phân bố dân cư
- Vùng Nam Bộ có số dân nhiều nhất so với các vùng khác của nước ta.
- Trong vùng, dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đô thị và dải đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nhà ở của người dân rất đa dạng. Bên cạnh những ngôi nhà xây bằng gạch, người dân vùng Nam Bộ còn dựng những ngôi nhà lá, nhà sàn, nhà bè. Nhà sàn và nhà bè được dựng ở những vùng nước nổi.

Ngoài ra, do đặc trưng sông nước, chợ nổi và vận tải đường sông bằng ghe, thuyền, xuồng,... là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ.

26 tháng 11 2023

Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,...

Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta, dân cư phân bố không đều. Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng. Những huyện vùng cao có mật độ dân số rất thấp, nơi thấp nhất chỉ khoảng 10 người/km.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Địa hình khá bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm và đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản và giao thông đường thuỷ.

- Khó khăn:

+ Ở vùng Nam Bộ thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn.

+ Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau. Làng là nơi người dân có mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa trên quan hệ dòng họ, hàng xóm,... giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần.
- Trước kia, làng ở Đồng bằng Bắc Bộ thường có lũy tre xanh bao bọc, có cổng vào làng. Mỗi làng có một ngôi đình thờ người có công với làng, với nước gọi là Thành hoàng. Một số làng còn có đền, chùa,...
- Ngày nay, làng có nhiều nhà hiện đại hơn, đường làng thường được đổ bê tông hoặc rải nhựa thuận tiện cho việc đi lại, có các công trình phục vụ công cộng như: nhà văn hóa, trường học,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.

Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.

- Chợ nổi:

+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.

+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.

+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...

Vận tải đường sông:

+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.

+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.

- Trang phục:

+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn

+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.

* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:

- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.

- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.

- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.

- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Ảnh hưởng tích cực: Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng tiêu cực: các hiện tượng như: lũ lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn; thiếu nước vào mùa khô;... gây nhiều khó khăn cho người dân.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Thuận lợi:
+ Vùng đất đỏ badan và đất xám ở Đông Nam Bộ thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...). Đất phù sa ở Tây Nam Bộ thuận lợi cho trồng lúa, cây ăn quả.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.
+ Vùng thềm lục địa có nhiều dầu mỏ và khí đốt là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dầu khí.
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài đã gây ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Vào mùa khô, nước biển lấn sâu vào đất liền thông qua các sông ngòi, kênh rạch khiến cho độ mặn của nước và đất tăng lên