K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Thực trạng: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích cả nước. Một số biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam:

+ Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

- Hậu quả của thoái hóa đất: Thoái hoá đất dẫn đến độ phì của đất giảm khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.

=> Vì vậy, việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.

- Bảo vệ rừng và trồng rừng:

+ Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển;

+ Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi để duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất, nhằm: cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Tham khảo

Thực trạng: Nước ta có hàng triệu ha đất bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện cụ thể, là:

+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.

+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,...

+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...

- Hậu quả: Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng, khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hóa nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.

=> Kết luận: Việc ngăn chặn thoái hóa đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất:

+ Tình trạng phá rừng và tác động biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất chưa hợp lí đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất.

+ Hiện tượng sa mạc hóa, cát lấn ven biển; ngập úng, mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng trũng thấp và ô nhiễm đất do canh tác nông nghiệp và các hoạt động sản xuất.

- Biện pháp chống thoái hóa đất:

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.

+ Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.

+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.

+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:

+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)

+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....

- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:

+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.

+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.

+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.

Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:

+ Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.

+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Một số ví dụ cho thấy tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta:

+ Ví dụ 1: Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

+ Ví dụ 2: Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ 1: Nhiều diện tích đất feralit ở khu vực trung du và miền núi của Việt Nam đã bị rửa trôi, xói mòn bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

- Ví dụ 2: Đất phù sa ở vùng cửa sông ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn nhiễm phèn, ngập úng.

Tham khảo

- Ví dụ 1: Nhiều diện tích đất feralit ở khu vực trung du và miền núi của Việt Nam đã bị rửa trôi, xói mòn bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

- Ví dụ 2: Đất phù sa ở vùng cửa sông ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn nhiễm phèn, ngập úng.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa hợp lí gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Biên pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

♦ Ví dụ: Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô:

- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.

- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…

- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.

13 tháng 8 2023

THAM KHẢO

♦ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa hợp lí gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Biên pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

♦ Ví dụ: Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô:

- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.

- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…

- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.

    
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
2. 

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;

+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.