Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu chuyện bắt đầu với những chi tiết miêu tả đất trời từ sự chuyển đổi thời tiết. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bông gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn ‘tung chăn tỉnh dậy’. Em nhìn ra ngoài sân, nghe ‘gió vi vu…’, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan ‘lá rung động và hình như sắt lại vì rét’… Đây là những đoạn văn thể hiện ngòi bút quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên vào đông, gió lạnh nhưng người đọc cũng cảm thấy tình người ấm áp qua sự quan tâm chăm sóc từ chiếc áo ấm mà mẹ dành cho Sơn.
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.
tham khảo
Mùa đông đã về trên cành hoa cải trắng . Từng đợt gió lạnh tràn về trên cánh đồng dài đằng đẵng tít tận chân trời . Vạn vật như đã ngủ đông để tránh cái giá rét lạnh thấu xương . Nhìn lên trời , em không thấy đàn chim én đâu nữa . Chỉ thấy một vài tia nắng yếu ớt còn le lói trên mảng trời đông . Chắc lũ chim én đã bay về phương Nam để tránh rét . Mẹ bảo em mặc áo ấm . Em bỗng thấy là lạ. Thì ra là mẹ đã đan áo mới cho em . Em vui sướng nhảy cẫng lên giũa cái lạnh của mùa đông .
1. Cả 2 câu văn đều không có trạng ngữ.
- Câu văn đầu tiên:
Chủ ngữ 1,2,3 lần lượt là: mùa xuân, đất trời, tất cả những gì sống trên trái đất.
Vị ngữ 1,2,3 còn lại theo từng vế câu.
- Câu văn cuối:
Chủ ngữ: từng kẽ lá khô
Vị ngữ: còn lại.
Cả 2 câu đều thuộc kiểu câu trần thuật.
2. Phép tu từ:
- điệp ngữ "lại": giúp cho các vế câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nhấn mạnh sự lặp lại của những bước chuyển mình của thiên nhiên đất trời, qua đó nổi bật nên những cảm xúc của người viết làm câu văn hay hơn hấp dẫn người đọc hơn.
- nhân hóa "cựa mình": tăng giá trị diễn đạt hình ảnh, giúp cho sự vật từng kẽ lá khô trở nên sinh động, có hồn hơn, mang cảm xúc nhiều hơn qua đó sự miêu tả trở nên sâu sắc và câu văn từ đó mang giá trị hình ảnh cao hấp dẫn người đọc hơn.
Tham khảo:
Mấy độ nay, thành phố đã chính thức bước vào mùa hè. Sau những ngày bình đạm của cuối xuân, mùa hạ về đem theo những nô nức, những cháy bỏng và xốn xang.
Buổi sáng, mới từ sáu giờ, trời đã sáng trưng. Nếu mà là độ hơn tháng trước, thì tầm này vẫn còn tối lắm. Bầu trời mùa này cũng cao và xanh hơn hẳn. Khác với màu xanh nhạt nhòa của mùa xuân, màu xanh của bầu trời mùa hạ đậm đà và rõ ràng lắm. Điểm xuyết trên dòng sông xanh ấy, là những đám mây đủ hình thù nằm nghỉ ngơi sau những mùa trôi nhanh. Thỉnh thoảng, lại có những chú chim lướt qua rồi biến mất trong tán cây nào đó. Mà cả những cây cối trong vườn hay trên đường phố màu này cũng xanh tốt lắm. Nếu mùa xuân là để cho cây cối đâm chồi nảy lộc, thì mùa hạ chính là để cho cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Những tán lá trở nên rộng hơn, dày hơn và xanh hơn, dư sức che đi mọi ánh nắng nóng. Những đóa hoa nay cũng kết quả, trái ngon lủng lẳng trên cành. Chờ đến độ gần trưa, thì ánh nắng sẽ dày hơn và nóng hơn. Tầm đó đi ra đường là phải mặc kín không thì dễ “khét” lắm. Sức nóng của ánh nắng sẽ cứ thiêu cứ đốt bền bỉ cho đến tầm giữa chiều mới chịu giảm đi. Càng về gần tối, thì trời sẽ lại càng mát mẻ y như buổi sáng. Nhưng mà, cũng không quá là khó chịu khi đã có những cơn gió mát rượi, thổi vô tư không keo kiệt suốt cả ngày.
Cùng với những thay đổi của thời tiết ấy, thì con người cũng thay đổi nếp sinh hoạt. Đầu tiên chính là trang phục, họ cởi đi những lớp áo dày sụ để khoác lên mình những tấm áo mỏng nhẹ hơn. Đặc biệt các họa tiết hoa lá, các màu sắc tươi sáng đặc biệt được ưa chuộng vào thời gian này. Rồi đến giờ đi làm, đi chơi cũng có nhiều thay đổi. Mùa này, người ta chăm đi chơi hơn hẳn mùa đông. Những quán xá, những địa điểm du lịch cứ phải là nườm nượp. Các món ăn, các loại quả, loại kem đủ màu sắc, hương vị được bày bán khắp nơi, kích thích vị giác và khứu giác hoạt động không ngừng. Thật là tuyệt vời.
Với những điều thú vị và riêng việt ấy, mùa hạ chiếm trọn lòng thành phố. Người dân hồ hởi đón chào nó với niềm hân hoan và vui sướng. Có lẽ cảm nhận được tình cảm chân thành ấy, mà mùa hạ cứ ngày càng chín rục, vàng ươm thêm mỗi ngày.
Tham khảo !
Cứ nhìn thấy những đoá phượng cháy trên những tán lá xanh mướt là trong lòng em lại rộn ràng. Em rất yêu mùa hè. Em yêu loài hoa báo hiệu hè về. Loài hoa gắn bó với học sinh chúng em. Không có phượng đâu có thể gọi là mùa hè. Những cánh phượng đỏ rực. Dưới ánh nắng mặt trời mùa hè nóng bỏng, màu đỏ ngày càng trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Phượng nở đỏ cả một vùng trời, những chùm hoa phượng như những đốm lửa nhỏ. Nhìn từ xa, cây phượng như một màu lửa, màu đỏ rực rỡ của sự đam mê, phượng cháy hết mình cho mùa hè. Mùa hè như nóng hơn bởi hoa phượng, bởi những hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp.
Mùa hè không thể thiếu được âm thanh của những tiếng ve. Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè. Những chú ve cứ ca lên những bài ca chào đón mùa hè mà không bao giờ ngừng. Dù bạn có đến bất kì một ngóc ngách nào, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ve kêu. Những chú ve còm cõi, kêu đến khi kiệt sức mà chết di. Cuộc sống của chúng tuy ngắn ngủi nhưng lại đem lại niềm vui cho mọi người. Mỗi sáng sớm, khi vừa mở mắt, ta đã nghe tiếng ve kêu râm ran Nếu mùa hè không có ve, chắc ai cùng thắc mắc: "Sao không nghe thấy tiếng ve?". Có những lúc con người bực mình vì tiếng ve huyên náo ồn ào quá nhưng không có thì lại thấy thiếu, thấy nhớ. Khi tâm trạng buồn vì phải chia tay với mái trường cấp một thân yêu, chia tay với bao bạn bè, thầy cô thân thương thì âm thanh của tiếng ve trở liên da diết hơn, buồn hơn.
Mùa hè đến cùng phượng và ve kêu, mùa chia tay với mái trường, mùa của sự nghỉ ngơi sau một năm học đầy vất vả. Mùa hè cùng là mùa thi. Nhưng sau khi tạm gác nhiệm vụ học tập lại, chúng ta lại hoà mình vào nhưng hoạt động vui chơi đầy bổ ích và lí thú của những ngày hè.
Hè ơi! Tôi yêu bạn lắm. Lũ học sinh chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ.
Câu 1: Đầu tiên là quan sát rồi nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,.. để làm cho bài văn thêm hay và sinh động.
Câu 2: Nếu là tớ thì tớ sẽ tả phong cảnh.
Câu 3: tớ nghĩ bạn phải tự làm để có cảm xúc thật hay hơn.
Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.
tham khảo
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu
- Em thích các đoạn văn này vì chúng giúp em hiểu về thiên nhiên, hình dung được khung cảnh diễn ra câu chuyện và giúp em cảm nhận về đặc điểm nhân vật Sơn.
- Một số đoạn văn miêu tả thiên nhiên, những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến :
+ Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy … như sắt lại vì rét.
+ Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh ….nhịp guốc của hai chị em.
→ Thạch Lam đã nắm bắt, tái hiện được sự đổi thay của thời tiết, cảnh vật lúc giao mùa; đồng thời thể hiện được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Sơn.