Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi oan nàng hai lòng, không chung thủy.
Trong câu nói của Vũ Nương có nhiều hình ảnh mang tính ẩn dụ:
+ Bình gãy trâm tan.
+ Sen rũ trong ao.
+ Liễu tàn trước gió.
+ Kêu xuân cái én lìa đàn.
+ Nước thẳm buồm xa.
- Chọn phân tích hình ảnh ẩn dụ “trâm gãy bình tan” hình ảnh của sự chia lìa, tan vỡ, mượn hình ảnh trâm gãy, bình tan để nói về hiện trạng tình vợ chồng của Vũ Nương nay đã tan vỡ.
Thú vui nghi gia nghi thất: ý nói nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ, ngay cả việc chờ đợi chồng, trông ngóng chồng như trước kia cũng không thể. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.
Vũ Nương, người con gái đức hạnh, luôn giữ gìn khuôn phép dù Trương Sinh có đa nghi và phòng ngừa quá sức thì gia đình vẫn chưa bao giờ xảy ra tranh chấp, bất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, chồng nàng phải ra trận, Vũ Nương tiễn chồng ra trận vẫn ân cần dặn dò chồng những lời ân tình, mong ngày về chồng mang theo hai chữ bình an. Ở nhà, nàng một mực giữ tiết, chăm sóc chu toàn gia đình, những mong sớm có ngày đoàn tụ với chồng. Nào đâu, sóng gió ập tới, lời nói ngây thơ của đứa con bé bỏng đã khiến tính đa nghi của chồng nàng nổi dậy. Bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, nàng nói tới thân phận của mình và khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng nhưng mối nghi ngờ ở Trương Sinh vẫn khôn nguôi. Không còn lại gì, lòng nàng dâng trào nỗi thất vọng tột cùng, nỗi đau đớn ê chề bởi hạnh phúc gia đình không có cách nào hàn gắn nổi. Nỗi oan khuất trời không thấu, khiến mọi sự chịu đựng, hy sinh trước đó đều vô nghĩa. Nàng giải thích trong sự bất lực và tuyệt vọng đắng cay trước sự đối xử nhẫn tâm của chồng.
Em tham khảo:
Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi, nàng vẫn không thể trở về được nữa. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này.
Phép thế: Vũ Nương = nàng
Lời dẫn trực tiếp: In đậm nghiêng
Tham khảo:
1. ''nghi gia nghi thất” : nên nhà nên cửa, có nghĩa là thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
2. Hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. cho thấy Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.
3. - Những hình ảnh trong lời nói của Vũ Nương đều là những hình ảnh ước lệ nói về sự tàn phai, rơi rụng...
- Thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Vũ Nương trước sự tan vỡ của hạnh phúc gia đình, không có cách gì hàn gắn được.
4.
* Trực tiếp
- Do Trương Sinh một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã bức tử Vũ Nương.
* Gián tiếp
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu.
- Vũ Nương chết do lời nói ngây thơ của đứa trẻ, do trò đùa chỉ vào bóng của mình của Vũ Nương.
* Sâu xa
Do xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.
=> Bi kịch của Vũ Nương vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.
5. Không đồng ý. Vì:
- “Chết vinh còn hơn sống nhục” là một nét đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Vũ Nương đã dùng cái chết để giải nỗi oan khuất và để chứng minh cho sự thủy chung, trong sáng của mình. Do đó, cái chết ấy đã làm ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nàng.
- Nếu nàng sống mà nỗi oan chưa được sáng tỏ thì con của nàng cũng phải chịu nhiều lời bàn tán vì có một người mẹ thất tiết…
6. Viết đoạn văn.
* Về hình thức:
- Một đoạn văn, tối đa 12 câu, theo cách tổng – phân - hợp.
- Có sử dụng một câu ghép ( gạch chân )
* Về nội dung:
- “Tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
- Là người vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thuỷ với chồng.
- Là người con dâu hiếu thảo, chăm sóc tận tình mẹ chồng khi ốm đau, xót thương khi mẹ mất…
- Là người mẹ dịu dàng, giàu tình thương yêu.
- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thuỷ cung: sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh; một mực nhớ thương chồng con nhưng không thể trở về được nữa…
=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng trang truyện, từ đó khắc hoạ thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.
Đoạn văn trích từ câu chuyện có hình thức ngôn ngữ là đối thoại. Dấu hiệu giúp nhận biết là sự trao đổi giữa hai nhân vật, trong đó có lời thoại của nàng và chàng.