K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
...Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương,
lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khua. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên dãy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi...Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá...
(Theo Tản văn Mai Văn Tạo)
Câu 1 ( 0,5 điểm) :Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2(1,0 điểm) : Tìm các từ láy có trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm) : Xác định cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau:
Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong
tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc
vẫn lặng lờ trôi.
Câu 4 (2,5 điểm): Đọc kĩ các câu sau:
Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và
trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khua. Tôi yêu ánh
nắng chiều tà trải màu vàng tái trên dãy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi...Tôi yêu màu
đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá...
a.Tác giả yêu những gì của quê hương mình?(Trả lời bằng cách liệt kê các hình ảnh, chi tiết)
b.Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ở 4 câu văn trên? Tác dụng của biện pháp tu từ đó.
c.Xét theo mục đích nói, bốn câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

0

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng 

a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể  thơ nào 

=> Thể thơ tự do (mới)

b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên

=>   Nhân hóa: soi tóc những hàng tre

- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

=> Lamg  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động

c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói

=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày

d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó 

=>  Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh

- Điểm tương đồng : 

Tác giả đều viết về quê hương

Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ

Dùng thể thơ tự do

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Câu 1:            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:          Nếu trường cũ cho tôi một khung trời bình yên với màu xanh hiền hòa thì giờ đây, màu vàng rực rỡ của ngôi trường mới vây lấy tôi. Màu vàng bao phủ những bức tường, bao phủ những dãy hành lang và nền gạch. Nhưng có lẽ, tôi chỉ yêu nhất là màu vàng của những bông hoa bé tí đang bung nở rồi nhẹ nhàng điểm những sắc vàng tươi lên tán cây một góc...
Đọc tiếp

Câu 1:

            Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Nếu trường cũ cho tôi một khung trời bình yên với màu xanh hiền hòa thì giờ đây, màu vàng rực rỡ của ngôi trường mới vây lấy tôi. Màu vàng bao phủ những bức tường, bao phủ những dãy hành lang và nền gạch. Nhưng có lẽ, tôi chỉ yêu nhất là màu vàng của những bông hoa bé tí đang bung nở rồi nhẹ nhàng điểm những sắc vàng tươi lên tán cây một góc sân trường.

          [...] Hoa bé tí ti, cánh hoa mỏng manh chỉ bằng đốt ngón tay. Hoa cũng biết pha màu, phối sắc lắm! Chúng nở rộ thành từng chùm trên ngọn, xen trong tán lá xanh ngăn ngắt, đứng từ xa trông như một thế giới cổ tích vàng rực mùa thu. Còn dưới đất hay trên băng đá, bồn cây, lấm tấm hoa vàng rơi rụng. Hoa yểu điệu đua nhau phủ lên đó sắc vàng tươi tắn, dịu dàng như tà áo voan mỏng tha thướt của nàng công chúa trong thế giới thần tiên.[...] Sau này tôi biết loài hoa đó là hoa muồng, hoa được trồng nhiều trên phố, nhưng tôi vẫn thích gọi nó với cái tên “Phượng vàng” hơn.

                                                   (Trích Phượng vàng- Nguyễn Khánh Tuyết Vy, đăng trên

tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 5.2016, tr.66.)

d. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong đoạn trích

Mng giúp mk câu d vs :>

2
7 tháng 7 2021

BPTT: So sánh.

Tác dụng: So sánh hoa phượng được trở nên nổi bật và giàu hình ảnh gợi cảm hơn.

bạn chỉ ra ss chỗ nào đc ko?

 

Cho đoạn văn sau : " Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng , là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.     Phía trên làng tôi ,...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau : " Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng , là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

     Phía trên làng tôi , giữa một ngọn đồi , có hai cây phong lớn . Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình . Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên , chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi . Thậm chí tôi cũng ko biết giải thích ra sao , - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu , hay vì do có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi , - nhưng cứ mỗi lần về quê , khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng , tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy ."

a) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?

b) Nêu nội dung của đoạn văn trên .

c) Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

d) Câu văn " Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình." từ 'chúng' chỉ cái gì ? Câu văn này nói lên điều gì ? 

     Từ ' biết ' trong câu văn có thể thay thế 1 từ khác như : quen , gặp , thấy , trông ...ko ? Theo em từ ' biết ' trong câu văn trên được dùng với nghệ thuật nào ? Từ đó được hiểu theo nghĩa nào ?

Giúp mình nhé mn , mình đang rất rất rất cần , cảm ơn trước ạ

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,Nước gương trong soi tóc những hàng tre.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng,Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam nước Việt thân yêu”... (Trích,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc,

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng,

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”...

 

(Trích, Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương, NXB Văn nghệ, 1956)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

Câu 4: Thông điệp tác giả gửi đến người đọc qua đoạn trích trên là gì?

Câu 5: Từ đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước                              giúp mình vs

cảm ơn trước:>mình cần gấp

1
7 tháng 12 2021

Tham khảo:

Câu 1: PTBĐ: biểu cảm

Câu 2: Nội dung : Bài thơ đánh động tâm tư của bao người khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Dù sau này có đi đâu, luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

Câu 3:Biện pháp :so sánh

Câu 4: Dù có ra sao thì quê hương nơi chôn rau cắt chốn vẫn luôn là người mẹ hiền, người mẹ thiên nhiên, luôn giang tay chào đón những đứa con thơ chở về. Cái nơi ấy, cái nơi mà ta đã sinh ra và lớn lên chắc chắn sau này mãi không bao giờ quên. Quê hương nơi chứa đựng rất nhiều kí ức tuổi thơ,... yêu mãi quê hương ta

Câu 5: Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người

Tick nha :3

7 tháng 10 2018

em chỉ trả lời câu b dc thui 

đoạn văn trình bày nội dung theo cách miêu tả.

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn...
Đọc tiếp

Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn còn vẩn hiện. Lắng nghe những dòng âm thanh huyên náo của đường phố, lắng nghe nhịp thở từng tiếng chim, tiếng lá sào sạc xô bồ bên hè phố muộn. Cạnh bên tôi là đầy dẫy những âu lo, suy nghĩ về cuộc sống. Vật lộn với quãng đời đầy dẫy nhữn gian nan, thử thách. Tôi đứng giữa thành phố của tôi, đừng giữa đất trời linh thiêng mà tôi từng có. Từ sân thượng hướng ra, cảnh phố phường nhộn nhịp làm sao. Tôi thấy xa xa kia những ánh đèn mờ ảo muôn sắc màu, thấy những cột điện cao và dòng xe lạ mắt. Quê hương đã thay đổi. Thời gian đã quá nhanh mà tôi không hề hay biết. Những cảnh nhà cao ốc vượt lên hàng dàn, cảnh những kiến trúc cổ đại , những nhà máy , công ty vượt lên đến cả chục tầng. Bắc Giang quê tôi- đnag đổi mới . Một chút cafe với sữa đặc nóng hổi trên tay, tôi lạng lẽ nhấm ngụm. Cafe đậm đà nhưng tình yêu quê hương, mịn trong dòng máu nóng. Tôi thấy có gì đó bỗng khiến trái tim loạn nhịp, hơi thở lồng ngực vội gấp gáp. Có điều gì đó lạ lẫm mà thân quen.Quê tôi đã đi lên và phát triển, tự hào truyền thống hiếu học Bắc Giang. Quê hương tôi đích thực những nhân tài. Vẻ vang và hào hùng lịch sử.Ngửa mặt lên bầu trời đen kìn kịt kia, những ngôi sao xa đnag lấp lánh, sáng lung linh . Ngôi sao xanh- những trái tim đồng mình với cuộc sống.Trăng khuya trăng đã tòn vành vạch. Tôi lặng lẽ mỉm cười trong sự mãn nguyện và nhanh tay gõ gấp gáp những dòng chứ khô khộc trên chiếc lat top. Tạm biệt nhé! Bắc Giang của tôi!!!

 

2
22 tháng 12 2016

bn viết hay quá nhưng tớ chẳng hỉu bn viết j

22 tháng 12 2016

ừm. tâm sự thôi bạn