K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi  Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé ( Sergei-Yesenin) Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ  Đón gặp người bạn quí của con  Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực  Dưới những làn mây xốp đồng quê  Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi  

Sớm mai mẹ đánh thức con dậy nhé ( Sergei-Yesenin) 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần 

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ  

Đón gặp người bạn quí của con 

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt 

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực  

Dưới những làn mây xốp đồng quê 

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi 

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn  

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn 

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường 

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm  

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà  

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ  

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga 

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn  

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò  

Và thơ con có một dòng sữa chảy 

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta 

 

Câu hỏi: 

Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ ? 

 

Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào ?  

Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của các yếu tố đó  

Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em ? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp) 

0
Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau đây:Tên tôi là Nguyễn Thị Thảo Nguyên, học lớp 6P ở trường THPT Lương Thế Vinh. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn phương pháp học tập một cách khoa học nhất. Trước khi bắt đầu học trên lớp, chúng ta cần xem trước bài ở nhà và cần có thời gian biểu học tập phù hợp và linh hoạt. Trong quá trình học, các bạn không nên sao nhãng, tập trung vào...
Đọc tiếp

Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau đây:

Tên tôi là Nguyễn Thị Thảo Nguyên, học lớp 6P ở trường THPT Lương Thế Vinh. Sau đây tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn phương pháp học tập một cách khoa học nhất. Trước khi bắt đầu học trên lớp, chúng ta cần xem trước bài ở nhà và cần có thời gian biểu học tập phù hợp và linh hoạt. Trong quá trình học, các bạn không nên sao nhãng, tập trung vào bài giảng của thầy cô, thắc mắc khi không hiểu bài. Đối với các môn trao đổi nhóm, nên tích cực thảo luận những gì chưa hiểu, chia sẻ kiến thức mình biết để củng cố. Ngoài ra, sau giờ học, chúng ta cần ôn bài trên lớp trong ngày, điều đó sẽ giúp nhớ lâu hơn và tránh quên kiến thức cho buổi học hôm sau. Tùy vào từng môn học mà có phương pháp thích hợp: tóm tắt kiến thức bằng công thức, hình ảnh hay liệt kê ngắn gọn theo dạng sơ đồ,...

1
7 tháng 11 2018

trường, tôi, ta, thầy, cô, Thảo nguyên, lương thế vinh, bạn

k cho mink nhé! Thanks!

#Girl 2k6#

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

     Đọc ngữ liệu sau và trả lười câu hỏi:     " Một người là chúa miền non cao,mmootj người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc Hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:       - Hai ngài đều vừu ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến...
Đọc tiếp

     Đọc ngữ liệu sau và trả lười câu hỏi:

     " Một người là chúa miền non cao,mmootj người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc Hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

       - Hai ngài đều vừu ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

       Hai chàng tâu đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 2: Nghĩa của từ "phán" và "bảo" có gì giống và khác nhau?

Câu 3: Phân tích ngữ pháp và chỉ ra các cụm từ giữ vai trò làm thành phần câu trong câu sau:
" Một người là chúa miền non cao ........ làm rể vua Hùng"

Câu 4: Có ý kiến cho rằng vua Hùng có thiên vị cho Sơn Tinh khi ra điều kiện kén rể em có đồng ý không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 7-9 câu.

2
21 tháng 1 2022

     Đọc ngữ liệu sau và trả lười câu hỏi:

     " Một người là chúa miền non cao,mmootj người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc Hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

       - Hai ngài đều vừu ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

       Hai chàng tâu đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 2: Nghĩa của từ "phán" và "bảo" có gì giống và khác nhau?

Câu 3: Phân tích ngữ pháp và chỉ ra các cụm từ giữ vai trò làm thành phần câu trong câu sau:" Một người là chúa miền non cao ........ làm rể vua Hùng"

Câu 4: Có ý kiến cho rằng vua Hùng có thiên vị cho Sơn Tinh khi ra điều kiện kén rể em có đồng ý không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 7-9 câu.

21 tháng 1 2022

     Đọc ngữ liệu sau và trả lười câu hỏi:

     " Một người là chúa miền non cao,mmootj người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho vời các Lạc Hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

       - Hai ngài đều vừu ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

       Hai chàng tâu đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi."

Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Trong đoạn trích có những nhân vật nào?

Câu 2: Nghĩa của từ "phán" và "bảo" có gì giống và khác nhau?

Câu 3: Phân tích ngữ pháp và chỉ ra các cụm từ giữ vai trò làm thành phần câu trong câu sau:" Một người là chúa miền non cao ........ làm rể vua Hùng"

Câu 4: Có ý kiến cho rằng vua Hùng có thiên vị cho Sơn Tinh khi ra điều kiện kén rể em có đồng ý không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 7-9 câu.

 Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.Sau khi ở lại và tìm hiểu...
Đọc tiếp

 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

2
7 tháng 11 2016

Bai van rat hay!haha

28 tháng 4 2020

Âu shịt bét bài văn

mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏiBài học tốtNgày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: - Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bài học tốt

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 

- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 

 

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật. 

 

Võ Quảng

1/ Câu chuyện trên ai là người kể chuyện? Tại sao tác giả lại chọn ngôi kể đó?

2/Căn cứ vào thể loại truyện đã học, câu truyện trên thuộc thể loại truyện nào? Chỉ ra các căn cứ để thuyết phục ý kiến của em.

3/Chỉ ra 1 phép tu từ so sánh trong câu chuyện trên và chỉ ra tác dụng giá trị của phép so sánh đó.

4/Theo em, những vết rách ngang, dọc trên mai rùa vì sao mà có, nó có ý nghĩa gì?

- Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em?

5/Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em? Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày bài học mà em rút ra được.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏiBài học tốtNgày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: - Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bài học tốt

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 

Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 

- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 

 

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật. 

 

Võ Quảng

1/ Câu chuyện trên ai là người kể chuyện? Tại sao tác giả lại chọn ngôi kể đó?

2/Căn cứ vào thể loại truyện đã học, câu truyện trên thuộc thể loại truyện nào? Chỉ ra các căn cứ để thuyết phục ý kiến của em.

3/Chỉ ra 1 phép tu từ so sánh trong câu chuyện trên và chỉ ra tác dụng giá trị của phép so sánh đó.

4/Theo em, những vết rách ngang, dọc trên mai rùa vì sao mà có, nó có ý nghĩa gì?

- Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em?

5/Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho cá nhân em? Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày bài học mà em rút ra được.

Mình cần gấp!!

 

1
28 tháng 1 2022

1 tiếng 30 phút sau mik chỉ cho

28 tháng 1 2022

1 tiếng 30 phút là sao ;-; ?

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO