Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh
Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 3+4)
TB:
''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ''
+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ.
''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về''
+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá.
''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe''
+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu.
''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng''
+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả.
Đánh giá của em về khổ thơ?
''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng''
+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi.
''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm''
+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi.
''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm''
+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả.
''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ''
+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh
Đánh giá của em về khổ thơ?
Cảm nhận của em về khổ thơ
_mingnguyet.hoc24_
Bạn tham khảo dàn ý sau nhé :
Cảnh đoàn thuyền trở về sau một đêm vất vả (4 câu thơ trước)
– Cảnh trở về cũng vô cùng vui tươi, náo nhiệt.
+ Hàng loạt tính từ “ồn ào”, “tấp nập” gợi không khí đông vui, sôi động.
+ Dân làng kéo nhau ra đón đoàn thuyền trở về, vui mừng phấn khởi khi trông thấy thành quả – những con cá tươi ngon thân mình bạc trắng đầy ắp khoang thuyền
– Lời cảm tạ chân thành chứa chan cảm xúc, thể hiện lối sống hiền hòa, chất phác và tấm lòng mộc mạc của người dân nơi vùng biển.
=> Với tình yêu quê hương và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã tái hiện khung cảnh hết sức chân thực.
b Hình ảnh con người lao động tuyệt đẹp (4 câu thơ sau)
– Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tầm vóc
+ Dù trải qua một đêm dài lao động vất vả nhưng ở họ không hề xuất hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi.
+ “Làn da ngăm rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân làng chài, do nắng gió biển
+ “Vị xa xăm” là hương vị của nắng gió, hương vị trong hơi thở đại dương.
=> Người lao động hiện lên với vẻ đẹp linh hồn lẫn tầm vóc.
+ Sau thời gian dài vất vả cùng người dân trên biển nó trở về dáng vẻ im lìm.
+ Hình ảnh nhân hoá giúp người đọc hình dung rõ nét dáng vẻ của nó
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, thuyền không phải vật vô tri, vô giác mà sinh động, có hồn, gắn bó sâu sắc với con người và nhịp sống nơi đây.c. Đánh giá chung
– Vị mặn của biển, hơi thở của cuộc sống làng chài có lẽ đã thấm sâu vào da thịt Tế Hanh.
– Sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
– Giọng thơ mang đầy cảm xúc, nhịp điệu linh hoạt. => Tái hiện khung cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá, ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động. Đồng thời gửi gắm nỗi nhớ thương, tự hào và tình yêu quê hương da diết.
1. Khổ thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Quê hương - Tế Hanh
2. Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là lời của ai? Ý nghĩa của câu thơ là gì?
=> của dân làng
ý nghĩa : Bày tỏ sự biết ơn của dân làng đối với biển để họ có kế sinh nhai
3. Chỉ ra một từ ngữ địa phương được sử dụng trong khổ thơ. Tại sao tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương trong trường hợp này?
.nồng thở
Đây là một cách nói hay và khác hơn khi nói về mùi đặc trưng của dân làng chài, làm cho câu văn bay bổng hơn.
4. Hai câu thơ sau biện pháp tu từ nào đã được sử dụng? Cho biết tác dụng.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
=> Biện pháp tu từ: Nhân hoá (làm vật vô tri có cảm nhận, hành động riêng của nó như con người): "im bến mỏi", "trở về nằm", "nghe chất muối thấm dần"
5. Viết một đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh thuyền cá về bến. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).
em tham khảo:
Trong khung cảnh trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, người người tụ họp đi lại nườm nượp đông vui. Dân làng “tấp nập” đón tiếp những ” chiến binh” trở về đất liền.Và niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những ghe, thuyền đầy ắp “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Huy Cận đã thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Ôi, màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài, thật sung sướng mà cũng rất xót xa!( biểu cả. Nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tại sao tác giả lại sử dụng từ “nghe” để miêu tả dáng vẻ con thuyền nằm nghỉ? (nghi vấn).Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.
6. Hãy kể 01 bài thơ (ghi rõ tên tác giả) cùng thể thơ với bài thơ được xác định ở câu 1.
Nhớ rừng : cả 2 bài thơ Quê Hương và Nhớ Rừng cùng thuộc loại thể thơ 8 chữ , ngắt nhịp 3 -5 (3-2-3)
C1:PTBĐ : miêu tả kết hợp biểu cảm.
C2 : nội dung chính :cảnh thuyền đánh cá trở về
C3:
Biện pháp tu từ nhân hóa: Tác giả cảm nhận còn thuyền giống như một người dân chài nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Con thuyền vô tri trở nên có hồn, như người dân chài, con thuyền ấy cũng thấm đẫm vị mặn mòi của biển khơi.
- Vẻ đẹp của người dân chài trong đoạn trích được miêu tả trong vẻ đẹp thường nhất gắn với lao động sản xuất:
- Vẻ đẹp ngoại hình: làn da ngăm trong thân hình những chàng trai trẻ trung, khỏe khoắn, mạnh khỏe, săn chắc được tôi luyện bởi sóng gió đại dương trong những chuyến khơi xa.
- Vẻ đẹp tâm hồn: sự cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, ưa tự do
C4:
Trong bài thơ" Quê hương", nhà thơ Tế Hanh đã từng miêu tả hình ảnh chiếc thuyền trở về bến thật sinh động và hấp dẫn : Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một con thuyền ra khơi trở về bến như một người dân chài đi đánh bắt lâu ngày trở về với quê hương. Không còn là một vật dụng vô tri nữa, chiếc thuyền giờ đây mang trong mình sự mệt mỏi như chính con người. Nó trở về bến vắng nằm lặng lẽ nghỉ ngơi . Sau một đêm dài vất vả ở đại dương bao la, cuối cùng chiếc thuyền cũng đã được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để trải lòng mình với bạn đọc về những vất vả của nghề ra khơi. Tế Hanh đã lắng nghe cảnh vật bằng cả tâm hồn của mình. Ở đó, nhà thơ nghe thấy âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, tiếng sóng vỗ triều lên, tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Chính điều này đã tạo nên cho nhà thơ những cảm xúc rất thật, rất chân thành để từ đó viết lên những dòng thơ dạt dào.