Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
b.
- Nhân hóa: "vất vả và gian lao" ➩ thể hiện sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
- So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". ➩ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Tham Khảo
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Tham khảo nhé !
Cơ sở hình thành tình đồng chí đã được tác giả làm rõ trong bảy câu thơ đầu của bài. Tình đồng chí bắt nguồn trước hết là từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của anh và tôi. Dù quê anh hay quê tôi ,đó cũng là những mảnh đất cằn cỗi và chúng ta lớn lên trong gian khó như vậy. Vì điều đó nên họ có được sự thấu hiểu, thông cảm dành cho hoàn cảnh của nhau. Yếu tố xuất thân trở thành nền tảng gắn kết người xa lạ đến bên nhau và gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Vì họ cùng chung nhiệm vụ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" nên họ có được những điểm chung trong lí tưởng . TÌnh cảm ấy đã nảy nở và bền chặt ngay cả trong những gian lao, khó khăn. Người nông dân áo vải kết thành người đồng chí, đồng đội, tri kỉ trong năm tháng chiến tranh khắc nghiệt. Sau những cơ sở, những lí giải ,ta bắt gặp hai tiếng thơ thấm đẫm tình cảm: Đồng chí! Hai tiếng thơ kết tinh và ngưng tụ của tình cảm làm ta vô cùng thấm thía, vô cùng thấu hiểu. Nó cũng là bản lề khép lại, khẳng định vẻ đẹp và sự gắn bó của tình cảm.