K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bốn câu thơ sau tả sắc đẹp Thúy Vân. Gương mặt đầy đặn xinh tươi như vầng trăng rằm, lông mày thanh tú xinh xắn như "mày ngài", miệng cười tươi như "hoa", tiếng nói trong như "ngọc", tóc mềm bóng đẹp hơn "mây", da trắng mịn hơn "tuyết". Trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết, ... tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên được ví với gương mặt, nụ cười, giọng nói, mái tóc, màu da ... của giai nhân. Cách miêu tả ấy tuy mang tính chất ước lệ, nhưng ngòi bút "thần" của Tố Như đã viết nên những của thơ có hình ảnh ẩn dụ hấp dẫn lạ thường: 

" Vân xem trang trọng khác vời,

 Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang.

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da." 

~ Tham khảo nhé ! ~

28 tháng 6 2018

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến TRUYỆN KIỀU. Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phầm mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều, chủ yếu là miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều. Đầu tiên tác giả tả khái quát, sau đó ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."​

Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ.

"Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang"​

Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...
Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...

28 tháng 6 2018

Bài làm:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”)

Bốn câu thơ-28 chữ mà giống như 28 viên ngọc bằng ngôn ngữ toả sáng lấp lánh trong cả trang thơ.Vừa chiêm ngưỡng dáng hình mảnh dẻ thanh tao và tâm hồn trắng trong như tuyết của hai người con gái đầu lòng nhà ông bà Vương viên ngoại, người đọc chợt sững sờ tr¬ước bức chân dung giai nhân được hé lộ bằng những đ¬ường nét đầu tiên:

Vân xem trang trọng khác vời

Dòng thơ giới thiệu khái quát đủ để người đọc cảm nhận vẻ đẹp cao sang, quí phái của Thuý Vân,để rồi liền sau đó,như một nhà nhiếp ảnh tài ba,Nguyễn Du hướng ống kính của mình vào từng đường nét cụ thể trên gương mặt của người con gái:

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân, từng đường nét dường như đều là một kì công của tạo hoá,gương mặt tròn đầy,tươi sáng dịu hiền như ánh trăng,đôi mày dài thanh thoát,miệng cười tươi thắm như hoa,tiếng nói trong như ngọc,mái tóc đen,mềm,óng ả hơn mây,làn da trắng mịn màng hơn tuyết…Tả về nàng, Nguyễn Du phải tìm đến hoa,lá,ngọc,vàng,mây,tuyết-những báu vật tinh khôi trong trẻo của đất trời mới lột tả hết vẻ yêu kiều của người con gái ấy.

~.~

14 tháng 8 2019

Phép tu từ:Bút pháp ước lệ,tượng trưng,ẩn dụ

=>Dưới ngòi bút cả thi nhân, chân dung Thúy Vân hiện ra toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc đến nụ cười giọng nói: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm, lông mày sắc nét như mày ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Từ thông điệp nghệ thuật này, ắt hẳn Vân sẽ có cuộc đời bình yên, không sóng gió.

14 tháng 8 2019

Thuý Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả là rất đẹp! Không chỉ đẹp ở "khuôn trăng""nét ngài", ở "nước tóc""màu da" mà còn nụ cười, lời nói và dáng vẻ.
"Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang"​
Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho "mây thua" và "tuyết nhường". Nghĩa là vẻ đẹp của Thuý Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận...
Rõ ràng là Thuý Vân rất đẹp, một vẻ đẹp sắc nét những vẫn hồn hầu, thuỳ mị... Nhìn ngắm một người đẹp như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến một cuộc sống ấm áp, êm đềm...
Trọng tâm của đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều. Đoạn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu tạo ra một cái nền để so sánh. Tuy nhiên, đọc đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã có thể thấy đuợc cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà của một người con gái. Vẻ đẹp dự báo cuộc sống sau này của nàng sẽ khá bình yên, không có nỗi truân chuyên, sóng gió...

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết

9 tháng 6 2021

a.Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.

=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng thơ'', cảm giác tiếng thơ làm cho cây cối và nắng thêm phần rực rỡ

b.Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục ...cục tác ...cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

=> Ẩn dụ được chuyển đổi từ ''tiếng gà nhảy ổ'', tiếng gà làm cho người nghe trở về tuổi thơ, chân hết mỏi và nắng như chuyển động

8 tháng 10 2023

Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái mặt trời bé con…

- Hình ảnh ẩn dụ:

⇒ Bàn tay mẹ → Chỉ người mẹ

⇒ Cái mặt trời bé con → Chỉ người con

- Tác dụng:

⇒ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.

⇒ Thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

8 tháng 10 2023

Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái mặt trời bé con…

- Hình ảnh ẩn dụ:

⇒ Bàn tay mẹ → Chỉ người mẹ

⇒ Cái mặt trời bé con → Chỉ người con

- Tác dụng:

⇒ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.

⇒ Thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

12 tháng 10 2023

Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời bé con" 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy tình yêu thương sâu sắc và sự nâng niu của người mẹ dành cho đứa con.

- Tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng.

12 tháng 10 2023

À ơi này cái mặt trời bé con là hình ảnh của người con