K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2023

1. Từ ngữ địa phương.

Vì "ni" nghĩa là "đây" theo cách nói của người miền Trung.

2. Chỉ: BPTT liệt kê.

Tác dụng:

- nhấn mạnh trường nghĩa bi quan với đời từ đó câu thơ có ý nghĩa xúc tích và trở nên hay hơn, rõ ràng mạch lạc hơn.

- nổi bật được dụng ý không cần oán giận, hờn dỗi với đời.

3.

Lướt mắt qua bao nhiêu tác phẩm trong làng thi ca Việt, đọng lại trong tôi rõ nét nhất là một bài thơ nhân đạo sâu sắc "Nhân sinh như mộng". 

Cả bài thơ là những lời nói nhẹ nhàng, dịu dàng với âm điệu thơ trầm lắng dễ dàng đi sâu vào lòng bất kì độc giả nào. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt như mộng, bài thơ càng diễn đạt được những nỗi lòng của tác giả về ý nghĩa cuộc đời. Hơn hết là ý nghĩa nhân đạo được thể hiện chậm rãi xuyên suốt bài thơ. Từ câu thơ đầu ta thấy "Đã biết ni là quán trọ", tác giả tinh tế giới thiệu một không gian đầy khúc mắc với bao con người bao cảm xúc. Liệu rằng có một tầng nghĩa nào ẩn dưới câu thơ ấy?. Ta nhẹ nhàng đọc, liền ngẫm nhận ngay "quán trọ" ở đây cũng có thể là nơi dừng chân cho tâm hồn ở bao con người nữa. Tác giả cảm thán với sự đời, rồi người đưa vào thơ một cách tự nhiên: "Hơn, thua, hơn oán để mà chi!. Đó là một ý nghĩa cuộc sống sâu sắc cũng lại vừa là ý nghĩa nhân đạo của bài thơ. Con người ta sống cứ hãy nhẹ nhàng, bình thản, tha thứ được thì tha thứ, buông bỏ được thì buông bỏ. Từ đây, ta thấy được một lời khuyên cũng như một chân lý nâng đỡ tâm hồn và vực dậy tâm hồn của bao người. Dù rằng rất hay và ý nghĩa ở 2 câu thơ đầu nhưng cái cốt thực sự của bài là ở 2 câu cuối. Có ý muốn truyền đạt rằng hãy xem xem những con người đã từ giã trần đời xem. Họ mang được gì cho bản thân không khi mà sống chỉ biết oán trách, hờn đau?. Từ đó, tác giả ý niệm đưa ra một ý nghĩa nhân đạo tuyệt mĩ hơn rằng cuộc sống sẽ là muôn vàn những câu chuyện đau buồn, chẳng ai có thể tránh khỏi nhưng nếu chỉ biết oán hờn thù hận thì cuối cùng khi đã ra đi vật chất thực sự ta để lại chẳng có gì cả. 

Khép lại, bài thơ với âm hưởng nhẹ nhàng lời thơ từ tốn đã dắt ta cảm nhận được những ý nghĩa nhân đạo vô cùng sâu sắc trong cuộc sống. Từ những cái đẹp, cái hay đó người đọc hay bất kì ai được nghe bài thơ sẽ có thể trút bỏ những phiền ưu, giận hờn trong không thời gian hạn hẹp của cuộc đời.

4. Văn bản: "Người ăn xin" và "Chiếc lá cuối cùng"

Giải thích:

"Người ăn xin" thể hiện ý nghĩa sự cho đi không chỉ ở vật chất mà còn ở tấm lòng, như thế còn đáng quý hơn.

"Chiếc lá cuối cùng" là một tuyệt tác thể hiện một cuộc sống ấm áp trong ngọn lửa tình yêu thương của những con người nghèo vật chất giàu tinh thần.

Và em nhận thấy đó là ý nghĩa sống có tình thương với tâm hồn rộng mở.

_._Kiều Trang_._

22 tháng 4 2023

anh có thể làm mẫu cho em câu trl BPTT được không ạ?

tại em thấy e được có nửa điểm nên muốn xin bí pháp trả lời trọn điểm:")

BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.”(Trích Truyện Kiều)Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử...
Đọc tiếp

Nguyễn Du đã có những câu thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp như sau:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

(Trích Truyện Kiều)

Câu 1: Từ “Thiều quang” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?

Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ.

Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận cho em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ

1
25 tháng 10 2021

HEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEHEEEEEEEE

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trờiPha mùi thi họa đủ mùi ca ngâmCung Thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Câu hỏi:

Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:

“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.

Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?

Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

0
Đoạn 3: Cho đoạn thơ: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật) Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

18
8 tháng 5 2021

Đoạn 3:

Câu 1: Biện pháp tu từ

- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác

- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí

Câu 2:

-         Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền

-         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.

Câu 4: Một số gợi ý:

- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.

- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)

- Nếu chọn lối sống theo lí trí:

+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.

+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…

- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:

+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.

 + Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp

- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân em.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

8 tháng 5 2021

1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

                  
8 tháng 5 2021

1a.

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

b.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

''Quê hương anh nước mặn,đông chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!''a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như...
Đọc tiếp

''Quê hương anh nước mặn,đông chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!''

a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?

    Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Mình xin cảm ơn!

3
26 tháng 5 2021

a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"

=> Anh với tôi đôi người xa lạ

-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.

b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ

-của bài thơ:"Ánh trăng"

-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó

-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng

                    + Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.

26 tháng 5 2021

c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

 Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?b/ Biện...
Đọc tiếp

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

yêu các bạn nhiều

from a3 không sợ corona

0