K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Chọn B

15 tháng 9 2023

Chọn A

15 tháng 9 2023

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

Nội dung chính

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

b.

- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

14 tháng 9 2023

Sự kiện

Từ việc quân Thanh sang xâm lược đến việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua dẫn quân đánh bại quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống và quần thần tháo chạy

Nhân vật

Tái hiện những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật khác nhau:

- Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Tôn Sĩ Nghị

- Các cảm xúc, suy nghĩ, hành động của Quang Trung

- Diễn biến tâm trạng, cảm xúc, hành động của vua Lê Chiêu Thống

13 tháng 9 2023

Để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản, người viết đã chọn cách phân chia đối tượng thành các loại nhỏ để giới thiệu, giải thích đầy đủ.

Biểu hiện cụ thể:

Phần 3 giới thiệu về loại phương tiện ghe. Trong đối tượng lớn là ghe lại bao gồm những loại nhỏ hơn như: ghe bầu, ghe lồng, ghe chải, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rừng Phước Hải.

=> Hiệu quả: Cách triển khai như trên giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ được những nội dung mà văn bản đề cập, mà cụ thể ở đây là các phương tiện ghe xuồng.

12 tháng 9 2023

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

- Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.

15 tháng 3 2020

1) Bài làm:

Đọc bài thơ "Quê hương" sâu sắc với những vần thơ bình dị mà gợi cảm của tác giả tài hoa Tế Hanh, ấn tượng nhất chính là khổ thơ hai trong bài khi gợi lên khung cảnh xao xuyến lòng người lúc đoàn thuyền ra khơi đánh cá.(1) Thật vậy, tác giả mở đầu khổ thơ bằng nét bút hết sức mềm mại :"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng", nổi bật lên thời điểm ra khơi chính là thời tiết vô cùng đẹp, mưa thuận gió hòa, trời trong biển lặng cùng với làn gió nồng mặn mùi biển mà chỉ có làng chài nơi đây mới có đc, vốn dĩ ra khơi vào thời điểm thiên nhiên hòa thuận như vậy mà không phải vào những khi trời giông bão tố, mưa gió hoành hành là bởi họ lo lắng cho tính mạng con người, họ đoàn kết và dũng cảm, có nhau khi gặp trắc trở, cùng nhau vượt khó mà làm nên sức mạnh của dân chài lưới không bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn hoạn nạn.(2) Tiếp đến tác giả có câu: "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.", ý chỉ những con người khỏe mạnh kiên cường cùng chiếc thuyền mấp mô trên những con sóng bạc đầu đi bắt các mẻ cá đầy và điều này được thể hiện rõ nhất qua cụm từ "trai tráng" trong câu.(3) Chẳng những thế, Tế Hanh đã vô cùng thành công trong nghệ thuật so sánh ở câu 3 trong khổ.(4) Chiếc thuyền được ông ví như con tuấn mã khỏe đẹp, "phi nước kiệu" nhanh mà nhẹ qua từng con sóng giữa đại dương xanh thăm thẳm.(5) Chao ôi!(6) Khung cảnh sinh động được tác giả gói gọn trong duy chỉ một câu thơ nhưng vẫn giữ được nét tươi sáng, khỏe khoắn và đầy sức sống đã chiếm trọn con tim của các độc giả.(7) Có lẽ Tế Hanh đc biết đến rằng khéo léo trong việc dùng từ hay chăng?(8) Bởi cách sử dụng các tính từ như "trong, nhẹ, hồng, mạnh mẽ" hay vô vàn động từ mạnh như "hăng, phăng, vượt" đều vô cùng sáng suốt.(9)Tác giả tài ba của chúng ta một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ví cánh buồm thâu góp gió, đẩy thuyền đi nhanh, to lớn, vĩ đại y như một linh hồn của làng chài mặn mùi sóng biển.(10) Qua đó, ta thấy Tế Hanh vừa là một thi nhân tài giỏi lại vừa là một đứa con yêu quê hương thắm thiết, nhờ có ngòi bút điêu luyện của ông, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm ý nghĩa cũng như đứa con tinh thần mang tên "Quê hương" đã đem lại cho người đọc cảm giác trong thơ như có họa, bài thơ như nhắc nhở các vị độc giả rằng có đi đâu cũng phải nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của chính bản thân mỗi người.(11) Nói tóm lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, khổ 2 bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài; bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.(12)
*) Chữ in đậm: câu bị động.
Chữ in nghiêng: câu cảm thán.

15 tháng 3 2020

Ở đoạn câu (10) lúc nói về sự so sánh giữa cánh buồm và mảnh hồn làng thêm cho mình 1 câu sau từ "sóng biển":

".....sóng biển, điều đặc biệt ở đây chính là việc ông đã so sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài lại vừa có hình hài mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn.(10)