Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
+ Thuế máu: cái tên gợi lên sự dã man tàn bạo của chính quyền thực dân, bóc lột con người đến tận xương tuỷ, đồng thời thể hiện số phận bi thảm của những người bản xứ và thái độ căm giận của tác giả.
+ Tên các phần trong văn bản: văn bản được chia làm ba phần.
- Phần một: Chiến tranh và người bản xứ, thủ đoạn dụ dỗ để mộ lính ở các thuộc địa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của họ.
- Phần hai: Chế độ lính tình nguyện, thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Phần ba: Kết quả của sự hi sinh, sự tráo trở đê hèn của thực dân Pháp đối với người lính thuộc địa.
Tên các phần của chương sách gợi lên quá trình lừa bịp và bóc lột một cách tàn ác người bản xứ của thực dân Pháp.
Thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả trước những thủ đoạn gian xảo của thực dân Pháp.
Câu 2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân dối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Số phận bi thảm của họ được miêu tả như thế nào?
a) Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa
Trước khi chiến tranh xảy ra:
- Bị gọi: những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu => bị coi như súc vật.
- Công việc: kéo xe và ăn đòn của các quan cai trị.
Sau khi chiến tranh xảy ra:
- Được gọi: những đứa “con yêu” những người bạn hiền của các quan cai trị, của toàn quyền lớn, toàn quyền bé, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.
- Công việc: lính đánh thuê, đổ máu đem lại quyền lợi cho kẻ thống trị => Sự bịp bợm giả dối của bọn thực dân.
b) Số phận bi thảm của họ:
Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi.
• Phải xa vợ con, quê hương.
• Phải làm việc kiệt sức trong những kho thuốc súng ghê tởm, khạc ra từng miếng phổi.
• Phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu vùng Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.
• Kết quả: tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa.
=> Những người bản xứ đã trở thành vật hi sinh cho các quan cai trị thực dân. Họ phải xa gia đình, quê hương, tố quốc, hi sinh cả tính mạng một cách đau đớn chua xót. Đó là nỗi khổ đau của kiếp người nô lệ.
Câu 3. Nêu rõ các thủ đoạn mảnh khoé bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?.
a) Thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp
Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi Đông Dương, và đủ các ngón xoay xở tinh vi nhất để làm tiền.
+ Tìm những người nghèo khổ khoẻ mạnh, những người này thân cô thế cô chỉ có chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được.
+ Đòi đến con cái nhà giàu để bắt bí họ một là đi lính hoặc xì tiền ra, đây mới là cái chúng cần.
b) Thái độ của người bị bắt lính
Việc đi lính đối với người dân bản xứ là sự bắt buộc, họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát, chứ không hề có sự tình nguyện như chính phủ rêu rao:
+ Bỏ trốn.
+ Tự làm mình nhiễm phải bệnh nặng nhất (bệnh đau mắt toét chảy mủ) bởi vì đi lính đối với họ đáng sợ hơn cả bệnh tật.
c) Luận điệu bịp bợm của phủ toàn quyền
+ Dùng sự hứa hẹn để phỉnh nịnh người đi lính: ban phẩm hàm cho người sống sót, truy tặng cho người hi sinh.
+ Dùng lời lẽ tán dương: các bạn đã tấp nập đầu quân, đã không ngần ngại rời bỏ quê hương. Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà thực tế đã diễn ra.
d) Sự vạch trần của tác giả
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự bịp bợm của thực dân Pháp bằng cách đưa ra hàng loạt câu hỏi chất vấn:
+ Các ông nói người An Nam phấn khởi đi lính tại sao có cảnh những người đi lính bị xích tay, bị nhốt trong trường học lại có lính Pháp canh gác?
+ Các ông bảo người An Nam “tấp nập”, không “ngần ngại đi lính” tại sao có những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn liên tục xảy ra?
Lập luận của tác giả đã khiến cho ngài toàn quyền cứng họng không thể trả lời.
Câu 4. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ?.
+ Sự đối xử của chính quyền thực dân:
- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lí chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.
- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam mít bẩn thỉu.
- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.
- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.
+ Nhận xét về cách đối xử:
- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.
- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.
Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục, phân tích nghệ thuật chăm biếm, đả kích sắc sảo của tác giả qua cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu?.
+ Nhận xét về trình tự bố cục:
Bố cục của văn bản được sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Tác dụng:
- Lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bịp bợm, xảo trá của chính quyền thực dân.
- Nói lên thân phận thảm thương của những người nô lệ.
+ Nghệ thuật châm biếm đả kích:
- Hình ảnh: để lật tẩy bộ mặt xảo trá của chính quyền thực dân tác giả đã đưa ra rất nhiều hình ảnh so sánh ấn tượng thể hiện một cách chính xác bản chất của chúng.
• Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
• Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ... chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân.
- Giọng điệu: hài hước, châm biếm, trào phúng, sắc sảo, dùng những từ ngữ có tính chất mỉa mai: con yêu, bạn hiền, bảo vệ vương quốc của loài thuỷ quái, lời tuyên bố tình tứ...
Câu 6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích?
- Trong văn bản yếu tố tự sự biểu cảm, nghị luận xen kẽ với nhau một cách chặt chẽ.
- Yếu tố biểu cảm còn được thể hiện qua việc lựa chọn các chi tiết hình ảnh, cách dùng từ ngữ, nhưng nhiều nhất qua các câu hỏi tu từ và những câu văn chất chứa căm hờn của một tấm lòng yêu nước thiết tha.
Câu 1: Trang 91 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
- Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản
- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy
- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp
- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người.
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây
Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái, ca ngợi những người “thương người như thể thương thân”, và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau"
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.
Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.
Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.
Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.
Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.
Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.
Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.
Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.
Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.
Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:
Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…
Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.
Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:
Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:
Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?
Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.
Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.
Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:
Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?
Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.
Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:
Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.
Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.
Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.
Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Bản án chế độ thực dân Pháp của lãnh tụ cách mạng Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925 và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục có tựa đề Gửi thanh niên Việt Nam, nội dung tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời phản ánh tình cảnh tủi nhục khốn cùng của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới. Từ đó, bước đầu tác giả vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để các dân tộc tự giải phóng, giành quyền độc lập.
Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân ngay tại sào huyệt của chúng và chỉ ra con đường cách mạng cùng tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
Đầu thế kỉ XX, một số nước lớn ở châu Âu thi nhau xâm chiếm thuộc địa ở nhiều nơi trên thế giới để vơ vệt của cải và nhân lực. Chính sách cai trị của chế độ thực dân rất hà khắc, dã man nên cuộc sống nhân dân thuộc địa vô cùng cực khổ. Làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi dâng lên ngày càng mạnh mẽ.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai gọi là cuộc chiến tranh vui tươi thực chất là cuộc xung đột ác liệt giữa các đế quốc để tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi. Nó đẩy nhân dân lao động ở các nước tư bản và dân chúng nghèo khổ ở thuộc địa vào lò lửa chiến tranh thảm khốc.
Bản án chế độ thực dận Pháp là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng phong phú, đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Với thiên phóng sự điều tra này, lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thực dân bị lên án một cách toàn diện, cụ thể, chính xác và có hệ thống.
Bản án chế độ thực dân Pháp thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, đồng thời bày tỏ tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ nghèo khổ, phản ánh ý chí chiến đấu giành độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tài năng văn chương của tác giả qua nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo.
Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp, ở chương này, tác giả tập trung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất xấu xa ấy bằng những lập luận chặt chẽ và tư liệu phong phú, xác thực, nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm. Giọng điệu chung của bài văn là vừa kết án đanh thép vừa mỉa mai chua chát, vừa thông cảm, xót thương.
Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.
Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất “ăn thịt người” của bè lũ thực dân.
Phần một: Chiến tranh và người bản xứ.
Ở phần này, tác giả nêu bật sự đối lập trong thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi xảy ra chiến tranh và khi chiến tranh vừa bùng nổ.
Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị bọn thực dân cai trị coi là giống người hạ đẳng, ngang hàng với súc vật: … họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, bọn thực dân cần lính, cần người tham gia chiến tranh thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
Tác giả đưa ra hai thái độ trái ngược hoàn toàn ấy nhằm tố cáo thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân trong việc biến dân thuộc địa thành vật hi sinh. Luận điệu bịp bợm trơ trẽn của chúng được Nguyễn Ái Quốc nhắc lại với dụng ý châm biếm và đả kích sâu cay.
Số phận bi thảm của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được tác giả miêu tả rất cụ thể: … họ phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.
Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên khắp các chiến trường miền Nam nước Pháp bằng giọng văn trào lộng nhưng chất chứa cảm xúc xót xa, ngậm ngùi:
Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng… Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ…
Nhiều người dân thuộc địa tuy không phải ra trận nhưng ở hậu phương, họ bị bắt buộc làm công việc rất nguy hiểm là chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh: Làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn “bô-sơ”, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; Họ cũng hứng chịu bệnh tật và những cái chết đau đớn, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy.
Tác giả đã nêu ra một con số khủng khiếp về số người bản xứ đã bỏ mình trôn đất Pháp trong mấy năm chiến tranh thế giới thứ nhất: Tổng cộng cố bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
Phần hai: Chế độ lính tình nguyện.
Ở phần này, tác giả vạch trần các mánh khóe và thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân. Có thật là người dân thuộc địa tình nguyện hiến dâng xương máu cho “nước mẹ Đại Pháp” như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền hay không? Tác giả kể rằng:
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: Dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915 – 1916 tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.
Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để kẻ thù tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp,… Bọn thực dân coi lính thuộc địa không phải là người mà chỉ là thứ vật liệu biết nói. Cách gọi đó tự nó đã có tác dụng tố cáo mạnh mẽ bản chất dối trá, lừa bịp và dã man của chính quyền thực dân. Những viên công sứ Pháp (đứng đầu một tỉnh) cùng bọn quan lại dưới quyền tiến hành vây bắt và cưỡng bức người dân phải đi lính, lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu:
Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Chúng sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật và đàn áp dã man nếu như dám chống đối. Tác giả đã kể ra sự thực phũ phàng là người dân thuộc địa chỉ có hai con đường: hoặc trốn tránh hoặc phải xì tiền ra. Thậm chí họ còn tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những căn bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính.
Trong khi làm những điều độc ác như đã kể trên, chính quyền thực dân vẫn không ngừng rêu rao về tinh thần tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Lời tuyên bố trịnh trọng của phủ toàn quyền Đông Dường chỉ làm bộc lộ rõ thêm thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn ấy:
Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh “cho tổ quốc”, đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
“Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ”.
Tác giả mỉa mai chua chát luận điệu dối trá ấy bằng những câu hỏi tu từ:
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hòa và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập" và “không ngần ngại”?
Trong phần Chế độ lính tình nguyện, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thực tố đối lập hoàn toàn với luận điệu bịp bợm của bọn thực dân cầm quyền để lột trần bản chất tham lam và tàn bạo của chúng trong chính sách cai trị đối với người dân thuộc địa.
Phần ba: Kết quả của sự hi sinh.
Kết quả sự hi sinh của người lính thuộc địa trong các cuộc chiến tranh và cách đối xử của chính quyền thực dân sau khi đã bóc lột xương máu họ đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh, chỉ tiết tiêu biểu có sức tố cáo rất lớn:
Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyển nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô" lẫn người “An nam-mít” mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu”.
Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao ? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao ? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao ? về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”đó sao?
Mỉa mai thay, khi chiến tranh vừa chấm dứt thì các lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền cũng tự dưng im bặt (!) Những người lính từng được tâng bốc bằng bao lời lẽ hoa mĩ thì bây giờ mặc nhiên trở lại “giống người bẩn thỉu" như trước đây.
Đối với người dân thuộc địa, sự hi sinh cho chính nghĩa và công lí như lời rêu rao đối trá của lũ thực dân chẳng hề mang lại lợi ích gì cho họ bởi chế độ bản xứ là chế độ không hề biết đến chính nghĩa và công lí.
Bộ mặt tráo trở của chính quyền thực dân bộc lộ trắng trợn qua những hành động vô nhân đạo: tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ thô bỉ như đối với súc vật. Sau chiến tranh, người dân thuộc địa trở về vị trí hèn hạ ban đầu:
Thế là những “cựu binh" – đúng hơn là cái xác còn lại – sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lí nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một,chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lí cả.
Ba phần của chương Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này, bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất độc ác của chính quyền thực dân Pháp xung quanh việc bóc lột xương máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ các xứ thuộc địa cũng được phản ánh một cách chân thực và sinh động.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.
Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.
Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương.
b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài.
- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì "trời mưa lâm thâm" nên không thể có "sương phủ bạc"
Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu".
Chọn đáp án: A