Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thông điệp đoạn trích: lên án, tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng.
- Thông điệp ấy vẫn còn ý nghĩa với cuộc sống của ngày hôm nay. Thể hiện khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.
- Bối cảnh của câu chuyện: chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng.
Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.
Tác giả chọn cách diễn đạt với hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi, nhằm mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.
- Những hình ảnh rất quen thuộc gần gũi ấy là: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng", "Lời đã trao thương không lạc mất/ Như bán trâu ngoài chợ/ Như thu lúa muôn bông". "Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng/ Bền chắc như vàng, như đá.", "Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già", "Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Biện pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt những câu thơ "Lời đã trao" - "như bán trâu ngoài chợ" và "thu lúa muôn bông"; "Lòng ta yêu thương" - "bền chắc như vàng, như đá".
Tác dụng:
- Cho ta biết thêm về phong tục tập quán của người Thái
- Thể hiện niềm tin vững chắc rằng dẫu có qua bao nhiêu sóng gió, hai người có tình cũng sẽ về bên nhau và hạnh phúc suốt đời.
a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:
- Có sử dụng ngữ điệu.
- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.
b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:
- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…
- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…
Tham khảo!!!
a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”
Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.
c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”
Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.
a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”
Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.
c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”
Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.
1. Tiễn dặn người yêu
Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
Chung trái tim không thể sẻ đôi!
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng
Ngã cây không xuôi chiều
Đan sọt còn lo lỗi mắt
Yêu nhau sợ Then không thương
Then thương sợ trời cao không giúp
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu
Thương thay chim thô lốc ngực nâu
Chim gõ kiến ngựa vằn
Gà lôi ngực lốm đốm
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng
Càng mong dừng càng vun vút bay xa
Ước sao anh mọc cánh
Như rồng thiêng bay tung
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa
Anh ước cùng em dựng nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng
Dựng nhà hoang người chê
Người qua trước ngõ người cười
2. Bích Câu kỳ ngộ
Sinh từ gặp bước gian truân
Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi
Cùng thông dù mặc có trời
Nguôi dần bể khổ, san vơi mạch sầu
Lôi thôi cơm giỏ nước bầu
Những loài yến tước biết đâu chí hồng
Thề xưa đã nặng với lòng
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi
Ao nghiên giá bút thảnh thơi
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình
Thi hào dậy tiếng Phượng thành
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao
Nước, non, mây, gió, chất vào còn vơi
Châu ken chữ, gấm thêu lời
Vàng gieo tiếng đất, nhạc khơi bóng thuyền
Đã người trong sách là duyên
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng