K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

là tem thư 

~ học tốt ~

21 tháng 2 2018

Là con tem.

20 tháng 2 2018

Mở mắt

20 tháng 2 2018

Đó là mở mắt ra.

4 tháng 10 2016

Quỳnh Lilian ơi bn xem bộ phim " lady jewelpet " rồi ak

5 tháng 10 2016

uk s bn hỏi thế

9 tháng 9 2017
I. VỀ THỂ LOẠI Cũng như Một thứ quà của lúa non: Cốm, văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tuỳ bút, có khác là Thạch Lam thì thể hiện xúc cảm về một sản vật giản dị, độc đáo mà giàu hương vị của đất nước còn Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn. Bài văn gồm ba đoạn: + Đoạn1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn. + Đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: Những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn. + Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy. 2. a) Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn: - Tác giả miêu tả Sài Gòn qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt). - Cảm nhận về sự đổi thay nhanh chóng, đột ngộ của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh). - Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau (đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương). b) Ngay ở phần này, chúng ta cũng có thể nhận thấy tình yêu nồng nhiệt thiết tha của tác giả đối với thành phố của mình. Nhờ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố. Thậm chí ngay cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu. Để nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn, trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất thành công thủ pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu. 3. Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách: Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn. Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn. 4. Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài văn được viết khá linh hoạt, đan xen những câu ngắn, câu dài, có khi sử dụng kết cấu trùng điệp: "Tôi yêu trong nắng sớm...", "Tôi yêu thời tiết trái chứng...", "Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn"... Muốn đọc lưu loát phải biết giữ giọng, giữ hơi, phải tập đọc nhiều lần để nắm được mạch văn, mạch cảm xúc của tác giả. 2. Sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những nét đặc sắc của quê hương em trên các phương tiện báo chí, các tác phẩm văn học, địa lí,… 3. Đây là một đoạn văn biểu cảm. Hãy định hướng trước về cảm xúc và đối tượng (một nét đẹp nào đó của quê hương: một nghề truyền thống, một di tích, một danh lam, một cánh đồng,…), sau đó thiết lập một đoạn văn biểu cảm như vẫn thường làm.
10 tháng 9 2017

Hướng dẫn soạn bài Sài Gòn tôi yêu | Học trực tuyến

9 tháng 9 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngangnổi tiếng. 2. Thể loại Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối. Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ. 2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ. 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu. 4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng. 5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê. 6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Đọc một bài thơ thất ngôn bát cú, trước hết phải chú ý đọc đúng nhịp (4/3), sau nữa là chú ý đến phép đối trong hai cặp 3 - 4, 5 - 6. Riêng với bài thơ này, cần chú ý đọc chậm, diễn cảm, thể hiện được nỗi buồn sâu lắng của tác giả. 2. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta. Gợi ý: nghĩa của từng từ và của cả cụm là: - Từ ta thứ nhất và từ ta thứ hai đều chỉ bản thân người nói. - Vì thế, ta với ta có nghĩa là không có ai khác (chỉ có một mình tác giả mà thôi).
10 tháng 9 2017

Hướng dẫn soạn bài Qua Đèo Ngang | Học trực tuyến

Link đó nha bạn

5 tháng 7 2017

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường. Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt,... Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

~ Bạn tham khảo nha ! ~

6 tháng 7 2017

ý mk ns là chỉ cần bn viết giúp mk đoạn văn khoảng 10 câu tả về mấy ý thui

21 tháng 3 2019
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm.

Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.

Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.

Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.

Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.

Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.

Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực về những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống.

21 tháng 3 2019

- Hơi dài.. nhưng dù gì cũng cảm ơn bạn!><

11 tháng 10 2018

nick bạn là gì

11 tháng 10 2018

mik chơi đến level 10 r.mik lên bạc 1 rồi.tên trong free fire của mik là quan123kun nhe

mik r vui khi dc choi v bn

chúc bn chơi vui vẻ

18 tháng 4 2020

câu a, nha!

18 tháng 4 2020

trong cac cau sau cau nao la cau dac biet?

a, hoc an,hoc noi,hoc goi,hoc mo 

b, chung em la hoc sinh lop 7

C, chao oi ! chu chuon chuon nuoc