K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-         Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.

-         Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

-         Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

-         Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

 

-         Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng cảm xúc mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

-         Bút pháp tương phản, đối lập.

-         Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.

-         Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

-         Giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ, chất trữ tình.

- Bởi vì:

+ Không gian khác thường: cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù.

+ Thời gian khác thường: giữa đêm khuya.

+ Người xin chữ và người cho chữ khác thường:

Người xin chữ là quản ngục – Người cho chữ là tử tù

Không còn ranh giới giữa từ tù và quản ngục. Huấn Cao cho chữ và khuyên quản ngục những lời chân thành dành cho tri âm.

-Nhận xét:

+ Cảnh cho chữ được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính và giàu giá trị tạo hình.

+ Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc: đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.

18 tháng 3 2016

Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:

-         Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người.

-         Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

-         Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc.

-          Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị.

18 tháng 3 2016

Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao “Đôi Mắt” của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người “trí thức trung thực vô ngần” luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua “Trăng Sáng” và “Đời Thừa”. Trong “Trăng Sáng”, nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết “Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”. Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất” (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên “những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Trong “Đời thừa”, một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. “Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa…”. Nam Cao còn quan niệm người cầm bút phải có lương tâm và trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và sâu sắc: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Với Nam Cao, bản chất của văn chương là đồng nghĩa với sự sáng tạo “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Quan điểm của Nam Cao là một tác phẩm văn chương đích thực phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa cao cả, vừa đau đớn vừa phấn khởi: “Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm người gần người hơn”.
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thể hiện trước cách mạng tháng Tám. Với quan điểm sáng tác thể hiện trong hai truyện “Trăng Sáng” và “Đời Thừa” giúp ta hiểu sâu hơn về Nam Cao. Qua đó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của Nam Cao cho văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao – một nhà văn chưa tròn bốn mươi tuổi lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp văn chương vĩ đại đến như vậy.

18 tháng 3 2016

-         Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống.

-         Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo.

-         Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

-         Nhà văn phải có lương tâm.

 

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Nhan đề gợi lên sự tò mò và mong muốn được đọc truyện để thấy được bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng thiên nhiên khi rừng kết muối.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đoạn văn tham khảo

Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Tầm quan trọng của thiên nhiên trong đời sống con người là một điều không thể bàn cãi. Thiên nhiên đáp ứng tất cả những nhu cầu cơ bản của nhân loại. Ta có đất để sinh sống, nước để uống, không khí để thở, nguồn thủy hải sản dồi dào để khai thác,... Không chỉ vậy, thiên nhiên còn đem đến cho con người nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... Hay ta có vàng, bạc, đá quý, kim cương,... để tạo ra rất nhiều trang sức lấp lánh, làm đẹp cho bản thân. Rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng được khai thác để phát triển du lịch. Từ đó, đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng đi lên. Về cơ bản, thiên nhiên gần như là thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Chính vì vậy, con người chúng ta cũng cần có thái độ, cách đối xử thật hợp lí đối với thiên nhiên. Thay vì xả rác bừa bãi, chặt cây phá rừng, khai thác tài nguyên đến kiệt quệ, hãy phát triển môi trường sống xung quanh. Giữ gìn thiên nhiên chính là cách tốt nhất để bảo vệ sự sống của nhân loại.

6 tháng 5 2021

tk

Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc.

Hơn năm mươi năm đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày thêm được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một tác phẩm ưu tú.

Dưới một ngọn bút tài hoa, linh hoạt, giàu biến hoá: khi kể, khi tả, khi sắc lạnh tàn nhẫn, lúc hài hòa bỡn cợt, lúc trữ tình thắm thiết, khi triết lý sắc bén, khi quằn quại đau đớn. cuộc sống cứ hiện lên với biết bao tình huống, bao cảnh ngộ, bao chi tiết sống động. Đôi khi, chỉ một cử chỉ, một lời nói, một phác thảo đơn sơ. mà hiện lên một chân dung, lộ nguyên hình một tính cách. Cứ thế, tác phẩm tạo nên một sức lôi cuốn hấp dẫn từ dòng đầu tiên cho đến dòng kết thúc. Gấp sách lại rồi, ta vẫn bị ám ảnh không thôi bởi tiếng kêu cứu của một con người bị tước mất quyền làm người. Một tiếng nói khát khao muốn trở về lương thiện nhưng bị chặn đứng ở mọi nẻo, và một kết thúc bi thảm đắng cay.

"Bi kịch của một con người bị khước từ quyền làm người" đó là chủ đề xuyên suốt toàn bộ hình tượng của tác phẩm, được nhà văn đặt ra như một tiếng kêu cứu thảm thiết, bức xúc, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm Chí Phèo.

Khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ. của người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nam Cao trăn trở, băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc, bức xúc hơn cả đói rét bần cùng, đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời; về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi cả một guồng máy thống trị bạo tàn. Vấn đề nhân phẩm, vấn đề quyền con người được đặt ra, chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao, trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp, tập trung và mãnh liệt hơn cả.

Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trên đường say, đập vào ý thức người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Hãy nghe nhà văn miêu tả: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo".