Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM HỌNG
TẠI TRƯỜNG HỌC
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp | Tổng số người trong lớp | Số người mắc bệnh viêm họng |
1 | Lớp 8A | 36 | 3 |
2 | Lớp 8B | 35 | 2 |
3 | Lớp 9B | 33 | 4 |
4 | Lớp 7A | 34 | 2 |
5 | Lớp 6C | 32 | 3 |
Tổng | 170 | 14 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh viêm họng
- Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp là: 14/170 = 8,2%.
- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh viêm họng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh viêm họng khá cao, có 14 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh viêm họng
- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
Tham khảo!
Tên bệnh | Số người mắc | Biện pháp phòng chống |
Bệnh hắc lào | 3/100 | Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ; không dùng chung đồ dùng cá nhân; mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát; tránh động vật bị nhiễm bệnh,… |
Bệnh lang ben | 3/100 | Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân; tránh môi trường nóng ẩm có nhiệt độ quá cao; tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với cường độ mạnh; hạn chế ra mồ hôi quá mức,… |
Mụn trứng cá | 35/100 | Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ; sinh hoạt điều độ; ăn nhiều rau xanh và trái cây; uống nhiều nước; hạn chế trang điểm và vệ sinh da sau khi trang điểm; chống nắng đúng cách; giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng; rèn luyện thể dục, thể thao hợp lí,… |
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH
LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh về hệ bài tiết |
1 | Nguyễn Văn A | 6 | 3 |
2 | Trần Văn B | 5 | 2 |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Tổng | … | … |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra (học sinh tự tính dựa trên số liệu thu được).
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Học sinh tự nhận xét dựa trên số liệu thu được (tỉ lệ người mắc bệnh là cao hay thấp/ độ tuổi mắc bệnh phổ biến là bao nhiêu).
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.
- Uống đủ nước.
- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.
- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.
- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH HUYẾT ÁP CAO
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Chủ hộ | Tổng số người trong gia đình | Số người mắc bệnh huyết áp cao |
1 | Nguyên Văn A | 6 | 1 |
2 | Nguyên Văn B | 5 | 1 |
3 | Nguyên Văn C | 6 | 0 |
4 | Nguyên Văn D | 4 | 1 |
5 | Nguyên Văn E | 5 | 1 |
… | … | … | … |
Tổng | 26 | 4 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao
- Tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao là: 4/26 = 15%.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao: Tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ở địa phương em khá cao. Nhóm tuổi mắc bệnh huyết áp cao thường là người cao tuổi hoặc những người trung tuổi thường xuyên sử dụng chất kích thích. Tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh thấp.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh huyết áp cao
- Có chế độ ăn uống khoa học; hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.
- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, kiểm soát cân nặng.
- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.
Đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh về hệ vận động:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Tham khảo!
- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.
- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.
+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
+ ….
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH SÂU RĂNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh sâu răng |
1 | Lớp 8A | 36 | 1 |
2 | Lớp 8B | 35 | 1 |
3 | Lớp 9B | 33 | 0 |
4 | Lớp 7A | 34 | 2 |
5 | Lớp 6C | 32 | 3 |
Tổng | 170 | 7 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh sâu răng
- Tỉ lệ mắc bệnh sâu răng là: 7/170 = 4,1%.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh sâu răng khá cao, có 7 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra. Tỉ lệ sâu răng ở các lớp 6, 7 có xu hướng cao hơn các lớp 8, 9.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh sâu răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy sạch mảng bám trên răng.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn đồ nóng, lạnh đột ngột; giảm đồ ăn ngọt; tăng cường ăn rau, củ, quả.
- Khám răng định kì 4 – 6 tháng 1 lần.
Tham khảo!
Gợi ý thông tin điều tra ở địa phương: Điều tra tổng số 100 người.
Tên bệnh
Số lượng người mắc
Biện pháp phòng chống
Viêm họng
13/100
- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
Viêm mũi
9/100
- Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…
Viêm phổi
6/100
- Tiêm phòng.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn,…
- Không hút thuốc lá.
- Giữ ấm cơ thể vào thời tiết lạnh, giao mùa.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…
Lao phổi
2/100
- Tiêm phòng bệnh lao phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc đông người;…
- Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.
- Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lí, ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá,…