Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.
- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:
+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh.
+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…
=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.
- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động khác thường:
+ Tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra ta chém!”.
+ Đỏ mặt bừng bừng quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”
+ Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.
- Trần Quốc Toản có hành động như vậy bởi vì chàng nóng lòng cho việc nước. Quốc Toản hành động không e sợ chỉ để mong gặp được nhà vua và tâu lên ý kiến xin đánh. Cho thấy sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của chàng.
Tham khảo:
Nếu được nhà văn cho phép thay đổi một số chi tiết, sự việc trong tác phẩm, em sẽ thay đổi điều những sự việc qua trang sách vì muốn biến việc đi đọc là một cuộc thám hiểm biển cùng các cuộc phiêu lưu thì chúng ta cần tập trung vào ngôn từ, suy nghĩ thay vì những trang sách.
Điểm tốt | Có lý tưởng tốt, hành hiệp trượng nghĩa |
Điểm không tốt | Đầu óc mê muội, không tỉnh táo, hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc truyện kiếm hiệp. |
=> Câu chuyện nhằm phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời |
- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải lo, huống chi cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu định bàn thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?
- Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy rằng bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố lăng, bị thợ may lừa bịt một cách trắng trợn như vậy.
- Nếu là nhân vật Ni-côn, em cũng thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười, vì ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
- Bàn gì thì bàn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh chiêm thành hay chống cự lại mà thôi.
- Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam.
- Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?
- Những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch:
+ Tận trung với chủ, với đất nước mà hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng.
+ Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.
- Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng cho tấm gương trung nghĩa thuở trước, nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.
Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép thì:
- Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn.
- Bị mời ra ngoài và có thể bị trị tội.