K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cách nói thiếu lịch sự:

- Cho em mượn cuốn sách

Cách nói lịch sự:

- Em chào cô ạ, cô có thể cho em mượn cuốn sách được không ạ?

6 tháng 4 2018

- Cách nói thiếu lịch sự : Cô(thầy)! Cho em mượn cuốn sách.

- Cách nói lịch sự: Cô( thầy ) ơi ! Cho em mượn cuốn sách này được không ạ?

6 tháng 4 2018

Cách nói thiếu lịch sự:  Ê! Cho tao mượn thước kẻ.

Cách nói lịch sự : Bạn cho mình mượn cái thước kẻ này nhé .

6 tháng 4 2018

Cách nói thiếu lịch sự : Thằng kia (con kia ) cho tao mượn thước kẻ cái coi

Cách nói lịch sự : Bạn có thể nào cho mình mượn thước kẻ được không ?

Cách nói thiếu lịch sự:

- Bác cho cháu biết nhà bà (ông)...... ở đâu?

Cách nói lịch sự:

- Xin chào bác, cháu là....., bác có biết nhà bà (ông)....... ở quanh đây không ạ? Nếu bác biết bác chỉ cho cháu nhé! Còn bác không biết thì cháu cảm ơn, cháu hỏi người khác cũng không sao ạ!

6 tháng 4 2018

- Cách nói thiếu lịch sự : Nhà bác (a) ở đâu nhỉ?

- Cách nói lịch sự: -Dạ bác ơi , cho cháu hỏi nhà bác (a-) ở -đâu ạ?

6 tháng 4 2018

em có thể giúp chị lấy li nước kia được ko?

Cách nói phù hợp, lịch sự:

-(Không phải em ruột)

+ Em bé dễ thương thế này chắc em ngoan lắm, em có thể lấy giúp chị ly nước trên bàn gần cửa được không?

-(Là em ruột)

+ Em gái dễ thương của chị ơi! Em lấy giúp chị ly nước trên bàn nhé!

29 tháng 7 2018

Gợi ý sửa lại:

a) Cái máng lợn nhà mình hỏng rồi, ông xin giúp tôi một cái mới nhé!

b) Nhà mình nghèo quá, ông hãy xin một ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi đi.

27 tháng 6 2021

0

22 tháng 4 2018

Cô giáo em rất yêu thương học sinh. giờ ra chơi, cô thường chải tóc cho các bạn nữ, cài lại cúc áo cho các bạn nam. Không những thế, cô còn giúp chúng em rèn luyện nhân cách làm người. Trách nhiệm rèn luyện chúng em về đạo đức, nhân phẩm để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ đè nặng lên vai cô. Đối với em, cô như là người lái đò thầm lặng dìu dắt bao nhiêu học sinh. Đối với em, cô thật tuyệt vời

22 tháng 4 2018

Cô ơi! Ngày 20/11 sắp đến, em mong cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm của mình và cảm ơn cô về tất cả những gì cô dành cho em. Em yêu cô và yêu mái trường THCS Kim Tân này nhiều, em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên được nơi này-nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay xa.

Gợi ý cho bạn về cảm nghĩ 

- Cảm nhận được nỗi vất vả của thầy cô trong công cuộc trồng người ( đặc biệt với những học sinh "cá biệt" 

- Biết ơn thầy cô vì công ơn dạy dỗ 

- Hiểu thêm về công việc của thầy cô => cảm thông cho họ 

- Tự hứa với lòng chăm chỉ học tập nghe lời thầy cô 

13 tháng 4 2022

A.cô hãy cho con vào lớp đi !

B. mong chú  chỉ cho con đường nào đi đến + (địa điểm) không ạ 

17 tháng 10 2017

- Với bạn : Cho mình mượn cây thước một chút !

- Với anh (chị) : Chị ơi, cho em mượn quyển truyện tranh của chị nhé !

- Với cô giáo : Em xin phép cô em ra ngoài một lát ạ !

25 tháng 2 2017
Câu Giữ được phép lịch sự Không giữ được phép lịch sự
a)- Lan ơi, cho tớ về với!

X

(Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

 
- Cho đi nhờ một cái!  

X

(Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé !

X

(Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.)

 
- Chiều nay chị phải đón em đấy !  

X

(Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.)

c) - Đừng cố mà nói như thế !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.)

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế !

X

(Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tớ - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.)

 
d)- Mở hộ cháu cái cửa !  

X

(Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc)

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với !

X

(Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)