Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
+Máu của người cho được gọi là tương thích với máu người nhận nếu như không xảy ra phản ứng giữa ngưng kết nguyên (còn gọi là kháng nguyên máu) trong hồng cầu và ngưng kết tố (còn gọi là kháng thể máu) trong máu của người cho và người nhận làm ngưng kết hồng cầu người cho trong quá trình truyền máu.
+ Chọn lựa nhóm máu phù hợp
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
+ Truyền từ từ
Câu 2
Xương có tính chất đàn hồi và cứng chắc vì trong xương có chất cốt giao và muối khoáng
ĐIỂM QUA MỘT CHÚT NHÁ:
_xương đầu :nhô ra về phía đằng sau vì bộ não phát triển ,
_hốc mắt to sâu hướng cùng về 1 phía vì sự phát triển của mắt (cơ quan thị giác)(có thể tán thêm nếu thích)
_có thêm xương chẩm ,xương gò má phát triển giúp cử động của mặt phong phú ,tạo những giao tiếp cơ bản.
_mũi sụp xuống có thêm phần sụn(xoang mũi) để bảo vệ mũi trước các dị vật nhỏ (cái này phụ)
_xương hàm phát triển ,bộ răng phân hóa thành 32 cái với các chức năng nhiệm vụ riêng phục vụ tốt cho quá trình tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng để con người phát triển ,gờ cằm lồi ra tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ cằm phục vụ quá trình phát âm(tiếng nói).(tán thêm)
cuống họng có thêm xương giác phục vụ quá trình tiêu hóa(0 quan trọng)
_ sự tiến hóa của đốt sống cổ (chia làm 13 đốt-hình như thế) giúp đầu cử động thuận tiện ,nâng đỡ được trọng lượng đầu,giúp nâng cao khả năng cân bằng cơ thể và khả năng quan sát (quan trọng ,nếu có tài liệu cứ tán thêm)
_xương cột sống phân hóa thành các đốt với các sụn vừa vững chắc ,vứa có tính đàn hồi cao phục vụ quá trình lao động ,ở cuói xương sống là đĩa sụn và xương hông phát triển nhằm nâng đỡ cơ thể phía trên( tán thêm nhiều :cấu tạo bên trong xương ,tủy ra sao cấu trúc can xi ,hình thù xương ống có các gờ nhọn....bảo vệ dây thần kinh xương sống ......cứ sách mà tán vào,quan trọng đấy)
_xương lồng ngực nở rộng hai xương bả vai không ép vào lồng ngực như ở động vật=>giải phóng hai chi trước=> tạo thành đôi tay( rất quan trọng,nhất thiết tán thêm),xương xườn dài ra ôm trọn phần trên bụng,chụm lại ở xương ức ,bảo vệ nội quan .....(thêm chi tiết)
đặc biệt ở con cái có thêm xương xườn thứ 23(xem lại sách) để nâng đỡ dạ con phục vụ quá trình sinh sản khi đi trên hai chân.
_xương chân xương ống chân ,các khớp tay chân linh hoạt như thế nào (phần hệ cơ xương khớp)
*đặc biệt sự tiến hóa của bàn tay :ngón cái tách biệt 4 ngón còn lại,mỗi ngón chia ra các khớp .....
bàn chân :gót phát triển để giữ cân bằng ,mặt bàn chân càng cong càng thăng bằng tốt(nói thêm được điểm)
*PHẢI CÓ PHẦN TỔNG KẾT:
tất cả các điều trên =>xương đã phân hóa rõ ràng phục vụ chức năng là bộ khung nâng đỡ cơ thể ,bảo vệ nội quan ,phối hợp hệ cơ tạo sự linh hoạt cho quá trình vận động ,điển hình là sự tách ra của hai chi trên khỏi lồng ngực =>hai tay,sự khác nhau của bàn tay ,bàn chân
(+) Chức năng của bộ xương:
_ Tạo khung cho cơ thể
_ Là chỗ bám của các cơ
_ Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể
_ Tạo huyết
(+) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân:
Do phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, xương chi dưới to, thành ống xương dày, đầu các xương dài có tiết diện lớn hơn.
Khác biệt lớn nhất nằm ở xương bàn tay/ngón tay và bàn chân/ngón chân
Xương bàn tay ngắn, nhỏ - xương bàn chân dài và đặc biệt có xương gót chân lớn, xương bàn chân và xương gót kết hợp lại tạo thành một khung hình vòm, để có thể chống đỡ sức nặng toàn cơ thể.
Xương ngón tay thon, dài, có khớp xương ngón cái linh động, giúp ngón cái có thể đối diện với 4 ngón còn lại của bàn tay ( cầm, nắm ), điều này không có ở ngón cái bàn chân - xương ngón chân to & ngắn, ngón út bàn chân chỉ có 2 đốt chứ không có 3 đốt như ngón út của bàn tay.
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.
Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.
*Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
*Khác nhau:
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên.
-Miễn dịch tự nhiên:
+Miễn dịch bẩm sinh: Ngay từ lúc mới sinh, sẽ không mắc một số bệnh nào đó suốt đời. Ví dụ: Trẻ em sinh ra đến suốt đời không bị mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng,...
+Miễn dịch tập nhiễm: Đã bị mắc bệnh (sởi, quai bị,...) sau đó một thời gian hoặc cả đời không mắc bệnh này nữa. Ví dụ: Trẻ em đã từng mắc bệnh thủy đậu thì cả đời sẽ không mắc lại.
-Miễn dịch nhân tạo: Miễn dịch do con người tạo ra bằng cách tiêm vắcxin. Ví dụ: Gây miễn dịch bằng cách tiêm vacxin (như bại liệt, uốn ván, viêm gan B...) lần tiêm thứ nhất chuẩn bị cơ địa, lần tiêm thứ hai gọi là tái chủng đưa đến miễn dịch vững chắc.
Khớp bất động gồm hai khớp xương nối với nhau bởi sụn hay một lớp răng cưa không cử động được.
Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.
1. Một nơron điển hình gồm có :
- Thân nơron : chứa nhân , các bào quan .
- Nhiều sợi nhánh : phân nhánh , xuất phát từ thân nơron .
- Sợi trục : có thể có hoặc không bao miêlin , tận cùng có các cúc xinap .
2.
a, Xương là một cơ quan sống:
- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành , trong chứa các tế bào xương.
- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
b, Xương có những đặc điểm về thành phần hóa học và cấu trúc đảm bảo độ vững chắc và mềm dẻo :
- Đặc điểm về thành phần hóa học của xương :
+ Ở người lớn , xương cấu tạo khoảng 1/3 chất hữu cơ , 2/3 chất vô cơ ( tỉ lệ này thay đổi theo độ tuổi ) .
+ Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
+ Chất vô cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy .
-> Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa mềm dẻo vừa vững chắc .
- Đặc điểm về cấu trúc xương :
+ Cấu trúc hình ống của xương dài giúp xương vững chắc và nhẹ .
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng áp lực mà xương phải chịu , giúp cho xương có sức chịu đựng cao .
c, Rèn luyện , giữ gìn bộ xương phát triển cân đối :
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên , xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ > 1/3 , tuy vậy trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng , do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối , đẹp và khỏe mạnh , phải giữ gìn vệ sinh về xương :
- Khi mang vác , lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối hai tay .
- Ngồi viết ngay ngắn , không tựa ngực vào bàn , không gục đầu ra phía trước ...
- Không đi giày chặt và cao gót .
- Lao động vừa sức , luyện tập TDTT thường xuyên , phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo khoa học .
- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương .
_ Tạo khung cho cơ thể
_ Là chỗ bám của các cơ
_ Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể
_ Tạo huyết
* Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân:
Do phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, xương chi dưới to, thành ống xương dày, đầu các xương dài có tiết diện lớn hơn.
Khác biệt lớn nhất nằm ở xương bàn tay/ngón tay và bàn chân/ngón chân
Xương bàn tay ngắn, nhỏ - xương bàn chân dài và đặc biệt có xương gót chân lớn, xương bàn chân và xương gót kết hợp lại tạo thành một khung hình vòm, để có thể chống đỡ sức nặng toàn cơ thể.
Xương ngón tay thon, dài, có khớp xương ngón cái linh động, giúp ngón cái có thể đối diện với 4 ngón còn lại của bàn tay ( cầm, nắm ), điều này không có ở ngón cái bàn chân - xương ngón chân to & ngắn, ngón út bàn chân chỉ có 2 đốt chứ không có 3 đốt như ngón út của bàn tay.
Giống: đều có hai phần là phần đai và phần cử động
Khác:
Tay: +Xương tay nhỏ
+Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.
--> Thích nghi với quá trình lao động.
Chân: + Xương chân dài, to khỏe. Gót chân nhô ra.
+Các khớp ít linh hoạt hơn
--> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.