K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam. 

TRANG CHỦ/SẮC MÀU CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Nghề thủ công truyền thống của người Việt

Tô Tuấn -  

21 Tháng Năm 2013 | 10:01:32

   

(VOV5) - Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục  tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt

Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ  sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đình rồi dần hình thành nên những phường nghề, làng nghề  thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”

Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà còn tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề tò he ( trò chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rồi nước ở Nam Định, Thái  Bình…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn nhưng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.

2 tháng 5 2018

Khảm trai là một nghề cần nhiều công sức, lắm công phu, có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.

2 tháng 5 2018

   Giới thiệu Nghề khảm trai

Giới thiệu Nghề khảm trai là một nghề cần nhiều công sức, lắm công phu, có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.

Để có được một sản phẩm khảm trai tinh xảo, sống động, người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau: từ vẽ mẫu, cắt theo họa tiết mẫu, dán miếng cắt đó vào gỗ và đục theo các họa tiết, đến dán miếng trai, dùng đá mài mài phẳng và dùng dao bằng thép tách tỉa ra các họa tiết nhỏ, dùng giấy ráp đánh cho nổi họa tiết lên. Cuối cùng toàn bộ sản phẩm sẽ được đánh vécni cho bóng lên để các họa tiết nổi lên sống động như một bức tranh. Nét nổi bật của sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn 

Giới thiệu Nghề khảm trai
phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít. Việc lựa chọn vỏ trai, vỏ ốc, hay vỏ hến cho phù hợp với sản phẩm sắp làm ra cũng là một khâu rất quan trọng. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mảnh nhỏ, sẫm màu; trai thịt trắng, vỏ mình dầy; trai Nông Cống (Thanh Hóa) có nhiều vân. Ốc biển phải là ốc xà cừ, có nhiều ở vùng biển Quy Nhơn, Quảng Nam Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến biển chỉ có loại vỏ xác, thường có nhiều ở Quy Nhơn là dùng làm khảm trai được. Ngoài ra còn có một thứ vỏ trai đặc biệt gọi là Cửu Khổng (vì có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ), có vân màu sắc phong phú hơn mầu cầu vồng. Muốn làm hàng mặt nổi như: núi non, cánh phượng, cánh công, phải tìm bằng được Cửu Khổng. Nhờ bàn tay khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo phong phú của người nghệ nhân mà những mảnh trai vô tri vô giác bỗng chốc trở thành những bức tranh sống động có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
2 tháng 5 2018

Giới thiệu Nghề khảm trai là một nghề cần nhiều công sức, lắm công phu, có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.

Để có được một sản phẩm khảm trai tinh xảo, sống động, người nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau: từ vẽ mẫu, cắt theo họa tiết mẫu, dán miếng cắt đó vào gỗ và đục theo các họa tiết, đến dán miếng trai, dùng đá mài mài phẳng và dùng dao bằng thép tách tỉa ra các họa tiết nhỏ, dùng giấy ráp đánh cho nổi họa tiết lên. Cuối cùng toàn bộ sản phẩm sẽ được đánh vécni cho bóng lên để các họa tiết nổi lên sống động như một bức tranh. Nét nổi bật của sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn 

Giới thiệu Nghề khảm trai
phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít. Việc lựa chọn vỏ trai, vỏ ốc, hay vỏ hến cho phù hợp với sản phẩm sắp làm ra cũng là một khâu rất quan trọng. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mảnh nhỏ, sẫm màu; trai thịt trắng, vỏ mình dầy; trai Nông Cống (Thanh Hóa) có nhiều vân. Ốc biển phải là ốc xà cừ, có nhiều ở vùng biển Quy Nhơn, Quảng Nam Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến biển chỉ có loại vỏ xác, thường có nhiều ở Quy Nhơn là dùng làm khảm trai được. Ngoài ra còn có một thứ vỏ trai đặc biệt gọi là Cửu Khổng (vì có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ), có vân màu sắc phong phú hơn mầu cầu vồng. Muốn làm hàng mặt nổi như: núi non, cánh phượng, cánh công, phải tìm bằng được Cửu Khổng. Nhờ bàn tay khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo phong phú của người nghệ nhân mà những mảnh trai vô tri vô giác bỗng chốc trở thành những bức tranh sống động có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.

1 a, hãy kể tên các loại thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................b, quê em có những nghề thủ công...
Đọc tiếp

a, hãy kể tên các loại thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết 

........................................................................................

..........................................................................................

........................................................................................

..........................................................................................

b, quê em có những nghề thủ công nào 

...................................................................................

................................................................................

................................................................................

c, nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta  

.............................................................................

...............................................................................

..............................................................................

...............................................................................

..................................................................................

 

các bạn giúp mik nhé                                                       môn địa lý 

3
8 tháng 3 2018

trong sách có mà bạn

8 tháng 3 2018

a, hãy kể tên các loại thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết  : gốm , dệt , chạm khắc ,.....

b, quê em có những nghề thủ công nào : gốm Bát Tràng,..

c, nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta  

 Nước ta có rất nhiều nghề thủ công, chủ yếu dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
– Nghề thủ công nước ta ngày càng phát triển với hàng trăm làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu.
– Tiêu biểu như lụa tơ tằm Hà Đông (Hà Nội), Quảng Nam, hàng cói Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Sơn (Ninh Bình), đồ gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Chăm (Ninh Thuận), chạm khắc đá (Ngũ Hành Sơn)…

18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

11 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

15 tháng 3 2022

Hay đấy

1 tháng 4 2022

truyền thống đoàn kết                                                      nghề sơn mài truyền thống

truyền thống chỗng ngoại xâm                                         truyền thống phát huy

truyền thống yêu nước                                                     truyền thống hiếu học

nghề thủ công truyền thống                                              truyền thống của nhà trường

vẻ đẹp truyền thống                                                          bộ áo dài truyền thống

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

9 tháng 3 2018

Mẹ tôi là nông dân “chân lấm tay bùn”, cái nghề mà mọi người thường gọi là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nhọc nhằn, khó khăn lắm nhưng mẹ vẫn gắn bó. Bão qua, chẳng chờ dứt cơn gió còn se lạnh thổi qua khiến tôi nổi da gà, mẹ đã gấp gáp dậy sớm ra thăm đồng. Lòng mẹ buồn khi những đứa con nhỏ còn non nớt giờ đang mệt nhoài sau đêm mưa như muốn chút cả trời xuống, cả những đứa nhỏ đang thả mình trôi lững lờ trên dòng nước mênh mông kia, mắt mẹ ánh lên nỗi buồn...

Những năm tháng này, dường như chỉ thấy mẹ quẩn quanh với ruộng đồng, hôm không làm cỏ lại đi bắt ốc hay bón phân. Có hôm trời bỏng rát, không có lấy một ngọn cỏ xanh, tất cả đều héo quay, ủ rũ trong nắng gắt, dáng mẹ phía xa thu mình vào biển lúa mênh mông, đôi vai gầy gầy mang theo bình thuốc sâu nặng trịch sải từng bước chân hằn sâu trong đất. Ôi!

Thương mẹ, nhiều khi chỉ muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại mà vươn lên, chẳng phải để mẹ làm những công việc vất cả ấy. Những lúc sẻ chia, dãi dầu với mẹ, muốn mẹ làm công việc tốt hơn lại bắt gặp ánh mắt và nụ cười hiền hậu:

"Nhà cô chỉ cần học giỏi, sau này thành đạt thì tôi có vất vả mấy cũng chịu. Cái nghề này không sang nhưng là cái cốt lõi của ông cha ta để lại, gắn bó với nó rồi có phải muốn bỏ là bỏ được đâu."

Lòng tôi nửa buồn, nửa vui bởi nỗi nhọc nhằn mẹ phải gánh mà cũng bởi mẹ tôi tìm được niềm vui mỗi khi làm việc.

Những ngày lúa chín vàng ngoài đồng thì cũng sắp đến lúc kết thúc vụ mùa. Bao giọt mồ hôi đổ xuống trên đồng được đổi bằng những hạt gạo trắng ngần và niềm vui được mùa của người nông dân. Mẹ tôi cũng chẳng giấu được niềm vui với thành quả sau bao tháng ngày làm việc vất vả. Sáng tinh sương, khi gà còn chưa cất tiếng gáy báo hiệu ngày mới thì mẹ đã thức giấc chuẩn bị cùng các cô chú ra đồng.

Trên những con thuyền đã bạc màu qua từng vụ mùa, những liềm, dây, thúng lại theo mẹ ra đồng. Công việc gặt hái tưởng chừng như đơn giản lắm nhưng kì thực rất khó. Nào tay trái vơ gọn các kẽ lúa, tay phải sẵn sàng liềm, đưa một đường vòng cung thật ngọt, uyển chuyển được lặp lại cả trăm lần. Tôi đã học nhiều rồi đấy! Khó lắm, bó lúa sức cũng không đủ. Vậy mà đôi tay cũng trở nên đỏ hoe, trầy xước ngang dọc. Dù thế nhưng chẳng thấy mẹ kêu mệt, tay vẫn đưa theo nhịp thoăn thoắt như được lập trình vậy.

Sau ngày gặt vất vả ấy, buổi trưa nào cũng thấy mẹ cặm cụi ngoài sân nắng để phơi thóc, phơi rơm. Đôi chân trần cứ thế mà chà xát lên cái bụi rặm của rơm, thóc và cái nóng bỏng rát của trưa hè oi ả, rồi cào đi cào lại thành những dấu cộng, dấu trừ... Những dấu cộng dấu trừ ấy không chỉ đơn giản là phép tính, mà mẹ đã trừ nước mắt, mồ hôi và cộng vào đó là thứ hạnh phúc to lớn làm nên hạt gạo nuôi con khôn lớn.

Bàn tay mẹ khéo léo sàng sảy, hạt thóc tung tăng nhảy nhót theo nhịp đu đưa thân hình chẽn trong áo vàng lấp lánh dưới ánh nắng. Có những ngày oi ả, mưa đổ bất chợt, mẹ tôi lại lướt thướt hối hả cào, quét, vun thóc thành đống rồi đóng vào bao. Từng giọt mồ hôi nóng hổi hòa vào cơn mưa lạnh thấm đẫm đôi vai và lưng gầy chịu bao gió sương.