K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2023

Biện pháp tu từ trong câu thơ trên là biện pháp nhân hóa qua từ "thắp nắng". Ánh trăng sáng rực rỡ tựa như mang cả nắng vào cho cánh đồng trong đêm khuya. Đây là một sự liên tưởng vô cùng thú vị. Trong đêm hôm ấy, vầng trăng là mặt trời thứ hai và ngày được tiếp nối. Cánh đồng được nhuộm vàng không chỉ bằng ánh nắng mà còn bằng ánh trăng sáng vằng vặc. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến trăng được thổi hồn trở nên gần gũi với người đọc. Qua đó tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với những người say mê cái đẹp qua từng trang viết.

15 tháng 9 2018

1                                                                                        Bài làm

  a) Phương thức  biểu đạt của đoạn văn trên là : tự sự

  b) Biện pháp tu từ dùng trong bài văn trên là : so sánh ; nhân hóa ; điệp từ ; điệp ngữ

  c) Tác dụng của các biện pháp tu từ trên là :

- Điểm tô cho bài văn về cảnh vật nơi đây thêm phong phú ; đa dạng. Nhằm mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp hiền dịu ; trong lành trong đoạn thơ trên. Ngoài ra chúng còn thể hienj được sự êm đềm ; thanh khiết trong một đêm trăng rằm ở quê hương

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu...
Đọc tiếp

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

a) Xác định bố cục của bài văn ?

b) Bài văn biểu cảm bằng cách nào ?

0
giúp mình làm 1 bài văn dựa trên dàn ý sau:1. Mở bài: - Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng. 2. Thân bài: a) Trời chưa sáng hẳn: - Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.- Làn sương mờ ảo chập chờn.- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm. b) Mặt trời lên: - Cánh đồng hiện...
Đọc tiếp

giúp mình làm 1 bài văn dựa trên dàn ý sau:

1. Mở bài:
 
- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.
- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.
 
2. Thân bài:
 
a) Trời chưa sáng hẳn:
 
- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.
- Làn sương mờ ảo chập chờn.
- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.
 
b) Mặt trời lên:
 
- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.
- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.
- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.
- Lá lúa chuyển sang màu úa.
- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.
- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.
- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.
- Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao.
- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.
- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.
- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.
- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.
 
3. Kết bài:
 
- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.
- Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.
CẢM ƠN RẤT NHIỀU!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1

2
10 tháng 9 2018

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

 Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một  vụ màu trù phú. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

Hôm nay, mấy anh chị bạn của anh tôi rủ nhau đi ra ngoại thành chơi. Họ hẹn nhau đi thật sớm để có thể ngắm cánh đồng mùa chín rộ trước lúc mặt trời lên. Tôi được anh đưa đi theo.

Ra khỏi nội thành, khi xe còn chạy giữa những dãy nhà che khuất tầm nhìn, trong làn gió se se lạnh của buổi sớm, không khí đã thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng không giống cái không khí quen thuộc đầy mùi dầu, mùi khói nồng khét của đường phố. Một người bạn của anh tôi vốn ở miệt vườn miền Tây lên theo gia đình đã mấy năm nay, thốt lên:

- Trời ơi! Thơm quá! Đúng là mùi lúa chín.

Trước mắt chúng tôi, cánh đồng ngoại thành trải ra mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. Chúng tôi dừng xe, lặng lẽ ra ngoài, ngồi xuống vệ đường. Trong ánh sáng còn mờ mờ, trăng trắng, tôi chưa nhìn rõ được cánh đồng. Chỉ thấy một mặt phẳng với những gợn sóng nhỏ. Những làn gió nhẹ thoảng đưa, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Thỉnh thoảng, một con chim nhỏ bay vụt lên từ một thửa ruộng rất gần. Có lẽ, đó là con chim mải ăn đã ngủ lại qua đêm trong các bụi lúa. Những tia sáng đầu tiên của ánh bình minh phớt nhẹ đây đó trên những thửa ruộng còn chìm trong một màn sương bàng bạc. Tuy vậy, tôi cũng nhận ra những gợn sóng màu vàng đuổi nhau trên cái biển lúa tưởng như vô tận kia do những làn gió nhẹ tạo ra. Cánh đồng như đang chuyển động. Những con chim đêm đang bay vù ra khỏi những đám lúa, chao liệng trên không trung chào đón một ngày nắng đẹp.

Mặt trời lên hẳn trên các rặng cây xanh ở ngoại thành, tỏa ánh nắng chói chang xuống biển lúa, biến màu vàng sậm của cánh đồng thành màu vàng tươi. Bước xuống bờ ruộng, cầm trong tay một bông lúa nặng hạt, chín đều.Tôi cảm thấy yêu quê hương tôi vô cùng.

Trời mỗi lúc một nắng, gió cùng thổi mạnh hơn. Cả cánh đồng như rung lên bởi những đợt sóng lúa đang thi nhau chạy "tiếp sức", ở đằng kia, một đoàn người chừng dăm bảy cô chú, tay liềm tay hái dàn thành một hàng ngang đang thu hoạch lúa. Cạnh đấy là một chiếc máy tuốt lúa màu xanh đang ầm ầm nhả khói và phun mạnh từng luồng rơm thành một dòng chảy cầu vồng, chất thành một đống lớn. Có lẽ đây là thửa ruộng đầu tiên được gặt hái. Chừng vài ngày nữa thôi, có thề cánh đồng sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch. Lúc đó, chắc sẽ tấp nập rộn ràng lắm.

Từ trên bụi tre cuối làng vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy cất lên giọng trầm trầm như gần, như xa. Thoảng trong gió mùi hương của lúa mỗi lúc một đậm hơn. Thứ hương gợi nhớ những bếp lửa và nồi cơm ngon vừa chín tới. Tôi muốn nán lại thêm vài phút nữa nhưng xe đã nổ máy. Bước nhanh vào ghế ngồi, mắt vẫn đăm đăm nhìn cánh đồng qua cửa kính trong. Chiếc xe bon nhanh, trở lại nội thành, thả lại đằng sau những làn khói xanh nhạt, mờ dần, tan biến vào khoảng không.

Và giờ này, trong tôi dường như hương vị của đồng nội, của hương lúa chín vẫn không tan biến mà đọng lại như một kỉ niệm đẹp về một buổi sáng mai hồng được ngắm biển lúa vàng ven thành nội.

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0
Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng...
Đọc tiếp

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên

 

2
15 tháng 11 2017

Cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''

k cho mik nha! 

Thank you very much

15 tháng 11 2017

cặp từ trái nghĩa là :

 thơ ấu><lớn lên

 xa><hướng

26 tháng 12 2020

Nội dung chính của đoạn văn trên là tả quá trình cốm làng Vòng được tạo và miêu tả quang cảnh của làng Vòng khi tới cánh đồng lúa.

Câu chứa biện pháp tu từ (BPTT): "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mà về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." BPTT so sánh ngang bằng (như)