K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2016

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

28 tháng 2 2016

mk có bài này tham khảo nha 

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phầnđặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhânà bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

 

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

 

 

9 tháng 8 2020

Vì đây là 1 trong rất nhiều đêm Bác Hồ không ngủ nơi chiến trường xa xôi,hẻo lắng vì Bác thức vì dân,vì nước,vì tình yêu thương mặn nồng và vận mệnh của nước nhà,cho hạnh phúc và niềm vui của dân chúng,đồng bào Việt Nam.Đó là nhân chứng cho nhân cách tốt đẹp của người cha già Việt Nam

ks nhé!Học tốt!

9 tháng 8 2020

Vì Bác Hồ là một người lo cho dân, cho nước, khuya trằn trọc, thao thức suy nghĩ về việc nước, nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.

Ko chắc lắm!Sai ý thì các bạn nhắc mình nha!

Câu1* Hìnhthức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn :

* Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mìnhvề khổ thơ-

Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ-

Về nghệ thuật:

+ Thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từlối hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động

+ Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đă không ngủ vì lo cho dân, cho nước

+ "lẽ thường tình" : điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm không ngủ của Người.

+ "Bác là Hồ Chí Minh" , Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lănh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, cótình yêu thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp.

Đây là các ý để làm nha,bn nên dựa vào các ý để làm thành đoạn văn.

Hok tốt ! 

1 tháng 3 2020

bác là một người vì người khác mà quên mình và đó thể hiện bác là một người có tấm lòng bao dung

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN

 

22 tháng 8 2021

Câu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2:      Bác //  là Hồ Chí Minh

                 CN              VN

 

6 tháng 5 2021

Nói về sự vĩ đại của Bác Hồ với nước

(đúng ko nhểnhonhung)

6 tháng 5 2021

- Đó là tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người - nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

18 tháng 7 2018

trả lời :

Vì đây là một trong rất nhiều đêm Bác không ,Bác Hồ thức để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân.Đó loà minh chứng cho nhân cách cao đẹp của Bác

hok tốt

18 tháng 7 2018

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

 Đêm nay Bác ngồi đó

     Đêm nay Bác không ngủ

 Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

 Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽthường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

7 tháng 12 2019

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

   - Đêm nay Bác ngồi đó

   Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

   - 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)

      + Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)

      + Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)

28 tháng 12 2018

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

28 tháng 2 2016

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

12 tháng 3 2017

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

17 tháng 3 2021

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh Bác không ngủ với lời giải thích “Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh”. Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ vì lo việc nước nhà, vì Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân dân, Tổ Quốc. Khi bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

17 tháng 3 2021

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

- Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.