K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2018

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy.

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần."

1/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

- Biểu cảm (có kết hợp với miêu tả)

2/ Xác định rõ biện pháp tu từ trong câu: " Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" ?

- Nói quá, so sánh

3/ Nêu nội dung chính của văn bản ?

- Bài ca dao đã diễn tả nỗi vất vả, gian truân của nghề nông. Từ đó kêu gọi thái độ cảm thông và biết ơn người làm ra của cải vật chất, sự trân trọng đối với thành quả lao động

30 tháng 12 2018

bạn có thể chỉ rõ nói quá là ở đâu không ?

3 tháng 12 2019

1.

- BPTT về từ là biện pháp so sánh. So sánh "mồ hôi thánh thót" với "mưa". Điều đó cho thấy người nông dân để ra làm hạt lúa hạt gạo đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt, tần tảo một nắng hai sương trên cánh đồng của mình.

- Phép đối: "dẻo thơm một hạt" với "đắng cay muôn phần" một lần nữa nhấn mạnh đến sự vất vả, công sức mà người nông dân đã bỏ ra để có được thành quả lao động. Phép đối kết hợp với từ "ai ơi" như một lời nhắn nhủ của tác giả bình dân tới mọi người hãy biết trân trọng và biết ơn những người nông dân cũng như công sức và sự vất vả của họ.

2. Nhân tố giao tiếp trong bài ca dao:

- Người nói: tác giả bình dân (có thể là người nông dân)

- Người nghe: "ai" (trong từ "ai ơi"), ý chỉ mọi người.

3. Thời điểm ban trưa càng nhấn mạnh đến sự tần tảo, vất vả trong lao động của người nông dân. Vì thời điểm ban trưa là thời điểm mọi người nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động để tiếp tục. Vậy mà người nông dân lại lao động không ngơi nghỉ. Điều đó thật đáng trân trọng.

5 tháng 12 2019

1,BPTT: So sánh và nói quá

2.Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa có dụ ý muốn ns về nguiowf nông dân vào bất cứ thoief điểm nào, dù nắng hay mưa nhưng đến thời hạn gặt hay cấy là phải ra đồng

13 tháng 1 2017

a) Phương thức biểu đạt của câu ca dao trên là: Biểu cảm

b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dingj trong câu ca dao là: so sánh và ẩn dụ

c) Nội dung của câu ca dao: Câu ca dao là hiện thân của người phụ nữ xưa họ thấp cổ bé họng và không có quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Nếu họ may mắn sẽ được hưởng cuộc sống sung túc, ngược lại họ sẽ rơi vào cảnh cơ hàn, khổ cực, không có quyền và không có tiếng nói trong cuộc sống. Đồng thời, tác giả lên án xã hội phong kiến đã gượng ép người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát và thể hiện lòng đồng cảm với họ.