K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2018

“ Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa. Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao. Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống. Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hay sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hay làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hay làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hay làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hay bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hay đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dừa từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi

Cả trời cả đất cả người Bến TreBóng dừa râm mát lối quêNgười ơi! tui tưởng lối về cung tiên…”

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Thuyết minh về Cây dừa – Bài số 3

“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.

Từ lâu, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình.

Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.

* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.
Dừa cao gồm: dừa xiêm, dừa dứa, dừa sáp,…. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra.

Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.

Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.

Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
(Dừa ơi)

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)

Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:

"Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương"

Thuyết minh về Cây dừa – Bài số 4

"Dừa bi thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài."
(Dừa ơi, Lê Anh Xuân)

Mấy dòng trên chắc đủ để bạn biết tôi là ai rồi chứ gì? Nhắc đến tên tôi là nhắc đến vùng đất Bến Tre. Đúng vậy! Tôi chính là Dừa. Tôi là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm. Lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân. khi các lá của tôi già và rụng thì sẽ để lại vết sẹo trên thân.

Nguồn gốc của tôi là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng tôi có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng nguồn gốc của tôi ở tận miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của chính mình, tôi đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng tôi được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Tôi phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm). Điều này giúp tôi trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao tôi rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Phải nói rằng, tôi rất khó có thể tồn tại và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của tôi là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Tôi ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng tôi là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Về mặt thực vật học, quả của tôi là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi tôi là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà tôi có một cái tên khoa học là Cocos Nucifera đấy! Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả của tôi còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì tôi sẽ tự rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

Để lấy nước quả của tôi cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả của tôi có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ nó bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất – như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi… phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.

Hoa dừa Tại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, tôi được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Và tôi đã trở thành biếu tượng tại vùng đất nơi đây.

26 tháng 6 2018

tự tìm trn google đi bn

nếu có trả lời cx chỉ coppy trên google thôi 

good luck

31 tháng 8 2020

Bài làm

1) Ở miền quê Bình Định,một trong những nơi là 'quê hương' của dừa.Dừa như người bạn tất yếu của nơi đây mà ai cũng thấy quen nhiều .Dừa như là tất cả nguồn sống của người dân Bình Định .Có lẽ rừng dừa là người bạn tâm tình của người bản xứ.Dừa mọc nhiều như cây trong rừng.Nơi đâu cũng thấy dừa,nơi đâu cũng thấy những dáng cây cao cây thấp.Và hơn hết nơi đâu cũng có bóng dừa phủ.Dừa mọc ven sông,những cây dừa cao hơn những ngôi nhà.Làm người ta liên tưởng như người mẹ bao bọc lấy ngôi nhà ấy.Thơ mộng làm sao kể cho hết.Dừa mọc ven bờ ruộng,bóng dáng nông dân ngồi dưới gốc cây hưởng mát.Dừa leo sườn đồi,thấp thoáng như xanh xanh trên nền trời chiều.Dừa dọc bờ biển,trên bãi cát trắng là những thân dừa cong cong.Đi hoài đi mãi đâu đâu cũng có bóng dừa.Bóng dừa xiêm thấp thấp,trên cây lủng lẳng vài ba 'đứa con'.Qủa tròn tròn,nước ngòn ngọt làm người ta cứ mãi vẩn vơ hương vị ấy.Dừa nếp lơ lửng giữa trời mà đung đưa theo nhịp gió.Qảu vàng vàng xanh xanh,mơn mởn ....

24 tháng 8 2018

Chúng tôi là “kéo”, cái thứ mà ai ai cũng từng dùng qua, nhà nhà đều có, và chúng tôi là thứ không kém phần quang trọng trong cuộc sống.
Chúng tôi quá lớn để bất tiện khi cất ư? Hoặc quá nhỏ để khó tìm thấy hay có một thân hình khá đẹp mắt hay quá xấu xí??? Không, tất cả các bạn nhầm rồi, chúng tôi vô cùng bình thường đấy. Chỉ với hai phần là lưỡi và cán, được mắc vào nhau bởi một mối nối. Lưỡi của chúng tôi thì khá gầy so với anh cán tròn trịa, khoét lỗ bên trong, vừa sắc vừa bén và khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé, hay có lớn hơn đi chăng nữa nhưng không quá dày là được. Thấy thì có vẻ đơn giản đấy! Phải không các ban? Nhưng chúng tôi lại mang trong mình một nguyên tắc vật lý khá quan trọng. Các bạn biết đấy, đó chính là đòn bẩy. Nó được áp dụng vào chúng tôi, khi cắt các bạn thấy vô cùng nhẹ nhàng, không phải dùng lực nhiều, đó chính là tính chất của đòn bẩy, nhưng ngược lại đoạn đường lưỡi kéo chúng tôi phải tăng lên. Nhưng dù thế, chúng tôi đã giúp các bạn bớt đi một phần sức lực của mình rồi đó! Thật là tuyệt phải không nào?

Vậy các biết nguồn gốc của chúng tôi không? Chúng tôi có rất lâu rồi đấy, từ 2 cái năm 1800 trước công nguyên, tiền thân của chúng tôi rất đơn giản chỉ có 1 mối nối ở phía cuối giữa 2 lưởi kéo dẹt, do 1 người Ai Cập tạo ra. Và từ dạo ấy, 1 người Romans đã cải tiến thêm 1 bước là làm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào năm 100 sau công nguyên. Rồi, lại mội lần nữa, thế là chúng tôi ra đời bởi ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở LonDon

Gia đình của tôi rất đông đúc và đa dạng như có: anh kéo cắt vải, chị kéo bấm dùng để cắt chỉ, hay cô kéo cắt tóc …

Trong họ hàng nhà kéo chúng tôi, có một cậu kéo phải nói là 1 phần quang trọng của ngành y tế, các bạn có biết ai không nào? Chính là anh kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong các ca mổ, phẫu thuật mà thiếu anh ấy thì trong gang tấc có thể gây thiệt hai lớn, có thể không ngờ trước được. Thế, chúng tôi mà thiếu thì sẽ ra sao?

Thật khó có thể hình dung đưôc hậu quả như thế nào

Không có gì đặc biệt, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bằng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân mình. Và nếu chúng tôi có thể tạo ra điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy tạo ra 1 đất nước có vô vàn điều tốt đẹp như chúng tôi.

tknha

  1. Thuyết minh về cây kéo
  2. Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã - sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu. Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo.
  3. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
  4. Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn.
  5. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu. Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm.
  6. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật… Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
  7. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.
PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
18 tháng 10 2021

tham khảo:

Sau khi chào tôi, chị mèo hào hứng kể rằng họ mèo nhà chị có nguồn gốc từ mèo rừng. Mèo bắt đầu được thuần hóa và nuôi ở Ai Cập sau đó lan nhanh sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, mèo bắt đầu được nuôi từ khoảng hai nghìn năm trước đây.

Quả đúng như chị mèo Thông Thái nói, họ nhà chị ai ai cũng có vẻ ngoài nhanh nhẹn, tràn đầy sức sống. Đầu mèo tròn, nhỏ và ở phía trước hơi nhô ra, đó là mõm mèo. Trông mèo nhỏ bé thế nhưng hàm răng nó lại có tới ba mươi chiếc. Trong số này, ngoài bốn chiếc răng nanh sắc nhọn thì hầu hết đều nhỏ xíu. Kỳ lạ nhất là đôi mắt mèo, đôi mắt trong veo như hai hòn bi ve. Đồng tử mèo có khả năng co dãn cực tốt. Ban ngày, đồng tử thu nhỏ đến đêm mới dãn ra. Thế là mèo ta có thể nhìn rõ trong đêm tối. Thân hình nhỏ bé của mèo được nâng đỡ bởi bốn chân chắc khỏe. Vì nằm trong nhóm động vật bậc thấp nên mèo vẫn có một cái đuôi dài. Mỗi chân mèo đều có bốn ngón, dưới những ngón chân có vuốt cực sắc này là đệm thịt giúp mèo đi lại nhẹ nhàng.

Chắc chẳng có em bé nào mà lại không biết đến câu hát : “Meo meo meo, rửa mặt như mèo…” hay “mèo con ra bể nước, bàn chân nó vuốt vuốt, xoa mấy sợi râu cước…”. Hình ảnh chú mèo liếm láp lòng bàn chân trước bên phải của mình cho thật sạch rồi lấy chính chân đó cọ cọ vào mặt mình đã khắc sâu vào tâm trí trẻ thơ. Một tập tính nữa mà ai cũng biết ở mèo đấy là bắt chuột. Bọn chuột xấu xí chuyên đi ăn vụng mỗi khi nghe thấy tiếng “meo meo” của mèo là hồn vía chạy đi đâu hết cả, chỉ còn biết bạt mạng chạy. Cộng thêm với đôi râu và đôi tai nhạy như ra đa mà trời đã ban cho, mèo lại càng bắt được nhiều chuột.

 

Nghe chị mèo nói đến đây, tôi đã thấy khoái loài mèo lắm rồi, bèn giục : “Chị ơi, chị kể cho em nghe về sự sinh trưởng của mèo đi”. Chị mèo mỉm cười rồi tiếp : “Mèo con được một tháng tuổi đã được mẹ dạy cho những kỹ năng bắt chuột cơ bản như chạy, nhảy, rình mồi, vồ mồi. Trong thời kỳ này, mèo mẹ sẽ dẫn mèo con đi quanh nhà để chúng “tìm hiểu” mọi thứ. Lớn hơn một chút, khoảng từ bốn đến năm tháng tuổi là có thể tự săn mồi. Mèo từ mười đến mười hai tháng tuổi là có thể sinh sản được. Lúc này, mèo cái có bộ lông mới mượt hơn, dày hơn bình thường. Cơ thể mèo lúc này phát ra một mùi đặc biệt và có tiếng kêu khác thường để hấp dẫn các chàng mèo đực. Sau khi giao phối, mèo cái lại sống đơn độc như trước và tự nuôi con. Mỗi lứa, mèo mẹ đẻ khoảng hai đến sáu con. Mèo con mới đẻ mắt nhắm nghiền, khoảng một tuần sau mới mở mắt”.
Rồi chị đố chúng tôi kể được tên thật nhiều loài mèo. Hừm, để xem nào. Mèo mun lông đen tuyền từ đầu tới gót này. Mèo mướp với bộ lông xám tro, mèo vàng lông vàng óng nữa. Có lẽ giống mèo đông đúc nhất, được nuôi phổ biến nhất là mèo tam thể. Loài này lông có màu đen, vàng, trắng pha lẫn với nhau. Nghe chúng tôi kể, chị gật gù : “Họ nhà người cũng am hiểu về họ nhà mèo ghê”.

 

Chị còn kể cho chúng tôi về nỗi kinh hoàng của họ nhà chị. Xưa, người ta dùng ruột mèo để căng dây vợt tennis (Nói đến đây, mặt chị hơi nhăn lại). Và bây giờ người ta còn ăn thịt mèo nữa. Nghe đâu, Chính phủ đã cấm bán và ăn thịt mèo. Song mấy người bạn chị bảo ở dưới Thái Bình, số quán nhậu “tiểu hổ” vẫn ở mức hàng trăm. Và cứ mỗi ngày, lại có hơn một ngàn anh chị em cô bác mèo “ra đi” tại đây. Chị lắc đầu “Cứ đà này, chẳng mấy chốc, bọn chuột dưới đó lại nổi loạn cho xem”. Vì mèo là “khắc tinh” của chuột mà.

Các bạn có muốn góp tay ngăn chặn nạn chuột không? Hãy nuôi một chú mèo trong nhà nhé. Theo kinh nghiệm của chị mèo Thông Thái thì mèo con dưới hai tháng tuổi nên cho ở với mẹ. Khi lớn lên thì cho tập ăn cơm trộn cá, trộn thịt hoặc thậm chí cả rau nữa. Mèo là loại động vật có xuất xứ từ sa mạc nên rất ưa hơi ấm. Chính vì thế nên mèo rất hay trườn mình cọ vào chân người. Lúc đó, bạn hãy ôm mèo vào lòng, ủ ấm cho nó hoặc mang nó ra nắng sưởi ấm nhé! Thấy chưa, mèo ta đã lim dim đôi mắt và grừ grừ khoan khoái rồi kìa. Mèo cũng rất thích chơi với các em bé từ bốn tuổi trở lên. Đây là thời kỳ hình thành nhân cách của các em nên nếu trong gia đình nuôi một chú mèo thì trẻ nhỏ sẽ sớm biết yêu động vật. Thật đáng tiếc nếu bạn bị dị ứng với lông mèo vì khi đó bạn chỉ có thể ngắm nó từ xa chứ đừng nuôi mà cũng đừng âu yếm vuốt ve nó. À, các bạn nhớ đem mèo đi tiêm phòng mỗi năm một lần và thường xuyên tắm hoặc bắt rận cho mèo nhé. Để mèo luôn khỏe mạnh và sạch sẽ mà. 

Ối, vì trời nắng ấm quá nên chị mèo Thông Thái đã ngủ quên mất rồi. Thôi, chúng ta sẽ để yên cho chị ấy ngủ nhé. Tôi chắc rằng lần sau chị ấy sẽ kể cho chúng ta rất nhiều chuyện thú vị về loài mèo đấy. Vì loài mèo là bạn tốt của con người mà! Tạm biệt!

18 tháng 10 2021

Bạn có thể giúp mình gạch chân dưới yếu tố miêu tả được không ? Cảm ơn bạn nhiều nha !

 

22 tháng 2 2020

Câu văn trên sử dụng biện pháp so sánh cho thấy tâm trạng bồn chồn, lo lắng của nhân vật "tôi".

2 tháng 6 2018

điệp ngữ:vì ai.....

chắc có ẩn dũ or hoán dụ tr đoạn

2 tháng 6 2018

Điệp ngữ :Vì ai..............

Dùng Kiểu câu hỏi