Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nhận xét:
Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:
+ Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).
+ Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.
- Tác động:
+ Dân số của Hà Nội đông (8,2 triệu người – 2020) => Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Dân số đông cũng là gánh nặng lớn cho kinh tế - xã hội và môi trường: gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng tỉ lệ thất nghiệp; thiếu trường học, cơ sở y tế; ô nhiễm môi trường,…
+ Các tỉnh vùng núi: Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa -> Là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.
+ Các thành phố, đô thị: Di tích lịch sử, ẩm thực, du lịch nhân văn, mức sống,… -> Ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển du lịch.
VD: Hà Nội là nơi giao thoa ẩm thực với hơn 40 loại bún khác nhau.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng sầm uất.
Đà Lạt thu hút du lịch nhờ khí hậu ôn hoà cùng với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, có nhiều hoa và ẩm thực độc đáo.
Ví dụ: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở Hà Nội (Điều kiện kinh tế - xã hội):
Hà nội là một thành phố đông dân (trên 8,2 triệu người – 2020) => Thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày – da, công nghiệp thực phẩm,… Đồng thời, dân số đông cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm này ở Hà Nội.
Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.
Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.
- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.
Để lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương em đang sống, em sẽ chọn:
- Cây trồng: lúa gạo,…
=> Do có đồng bằng với diện tích rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng, ẩm.
- Vật nuôi: gà, lợn,…
=> Do nơi em ở là thành phố lớn, nhu cầu về trứng, sữa và thịt rất lớn.
Câu 5. Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam.
C. Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Nam.
D. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.
Câu 6. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào sau đây?
A. 1975.
B. 1983.
C. 1986.
D. 1999.
Câu 7. Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào sau đây đang được khuyến khích phát triển ở nước ta?
A. Hợp tác xã nông – lâm.
B. Kinh tế hộ gia đình.
C. Nông trường quốc doanh.
D. Trang trại, đồn điền.
Câu 8. Tài nguyên nước ở nước ta có hạn chế nào sau đây?
A. Phân bố không đều giữa các vùng trên toàn lãnh thổ.
B. Chủ yếu là nước trên mặt và có ít nguồn nước ngầm.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khai thác khó khăn để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Câu 9. Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
D. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 10. Nước ta gồm có những loại rừng nào sau đây?
A. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
B. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.
C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng.
D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.
Câu 11. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp?
A. Khí hậu.
B. Vị trí địa lí.
C. Địa hình.
D. Khoáng sản.
Câu 12. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là
A. Cà Mau.
B. Phả Lại.
C. Phú Mĩ.
D. Uông Bí.
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.
- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.
+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…
+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…
Ví dụ: Sự phát triển của ngành giao thông vận tải (thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh) ở TP. Hạ Long.
Hạ Long có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới.
- Công thức tính GRDP (3 phương pháp tính):
+ Phương pháp 1 (Áp dụng phương pháp sản xuất):
GRDP = GO – IC
Trong đó:
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.
GO: Tổng giá trị sản xuất.
IC: Tổng chi phí trung gian.
+ Phương pháp 2 ( Áp dụng phương pháp thu nhập):
GRDP = TNKT + THUE + KH + LN
Trong đó:
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.
TNKT: Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh.
THUE: Thuế sản xuất kinh doanh.
KH: Khấu hao dùng cho sản xuất kinh doanh.
LN: Lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
+ Phương pháp 3 (Áp dụng phương pháp sử dụng):
GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK
Trong đó:
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.
TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
TLTS: Tích lũy tài sản.
CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Công thức tính GRDP/người:
GRDP/người = GRDP : Tổng số dân của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đó
- GRDP của TP. Hà Nội năm 2020 là 1 067 nghìn tỉ đồng.
- GRDP/người của TP. Hà Nội = 1 067 nghìn tỉ đồng : 8 264,6 nghìn người = 12,9 triệu đồng/người.