Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Tham khảo:
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để "xử lý" nhau theo "luật giang hồ".
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do "giật" mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang "tán" gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.
Quê hương tôi non xanh nước biếc
Dòng suối chảy rì rào trong sương
Đàn cá bơi trên những dòng sông
Đàn chim én bay vờn trên cao..
*có sai thì cho mình sorry, tích điểm cho mình với ạ *
1
Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam- quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết. Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.
Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị của mỗi nhà. Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.
Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng loang mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.
Và bánh chưng trở thành một bánh truyền thống mà dù miền bắc, miền trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy. Và cứ vào ngày 28 hay 29 tết, các thành viên trong gia đình lại tụ tập quây quần bên nhau, bên bếp củi lửa để cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau thức canh nồi bánh, cùng nhau trò chuyện về một năm cũ đã qua và những dự định cho năm mới lại tới. Bánh chưng là sự khéo léo và cẩn thận, bánh chưng chính là gia đình người Việt.
Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
2Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Những ai đã từng mất đi một người bạn có lẽ sẽ hiểu rất rõ ý nghĩa của câu châm ngôn “Losing a friend is more painful than losing a romantic relationship” (“Mất đi một người bạn còn đau đớn hơn mất đi một tình yêu”) của tác giả Revan Al-asmari.
Người ta vẫn nói “Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen” nên khoảng trống mà một người bạn mất đi để lại sẽ khó có thể lấp đầy trong phút chốc. Và chẳng may nếu người đó lại từng là “cạ cứng” của bạn thì nỗi đau, sự chơi vơi và hụt hẫng ấy còn nhân lên bội phần.
“Mất đi một người bạn còn đau đớn hơn mất đi một tình yêu”.
Mới đây, một tài khoản Facebook T.A.N đã đăng tải một bài viết chia sẻ về chính trải nghiệm “mất đi một người bạn” của bản thân. Trong đó, liệt kê 23 khoảnh khắc đã khiến cô nàng không khỏi ngẩn ngơ khi giật mình nhớ ra người bạn thân đã không còn bên cạnh mình như ngày xưa nữa.
“Mất đi một người bạn…
1. Tớ còn nhớ, tớ đã từng tự hào khoe cậu với bao nhiêu người.
2. Từ “Bạn thân tôi…” biến thành “Tôi có một người bạn…”3. Thấy nó post status, định trêu nó một chút, bỗng nhớ ra hiện tại mình làm vậy là không nên nữa, lại yên lặng xóa hết đoạn dài vừa viết.
4. Nó yêu khi nào, tôi không biết, nó chia tay khi nào, tôi không biết, nó có bạn mới còn tốt hơn tôi nữa từ khi nào, tôi cũng không biết. Mỗi lúc nó gặp chuyện gì sẽ không còn tìm tôi nữa, tôi cũng không vậy, vì cả hai đứa trưởng thành hơn, và cũng có những người bạn thích hợp để chia sẻ hơn. Từ nồng nhiệt, chuyện gì cũng nói với nhau, dần biến thành mối quan hệ xã giao hời hợt. Cậu ở nơi đâu, nhìn ngắm phong cảnh thế nào thì tớ giờ cũng chỉ là một người nói một câu, người ngủ muộn ơi, ngủ ngon.
5. Gặp nhau như người quen cũ, tạm biệt như hai người dưng.
6. Các bạn có hiểu cảm giác này không? Hai người ấy rõ ràng là thông qua bạn mới quen nhau, nhưng rồi dần dần họ chơi với nhau còn thân hơn chơi với bạn, đi đâu chơi, đi ăn gì cũng không gọi bạn, ảnh chụp chung cũng thường không có mặt bạn, cuối cùng hai người chụm đầu nói xấu sau lưng bạn. Là người thứ ba trong tình bạn, có đôi khi còn bén nhọn, dễ gây tổn thương hơn cả người thứ ba trong tình yêu.
7. Im lặng nhìn cậu ấy post ảnh selfie với bạn thân cậu ấy, im lặng nhấn like.8. Thấy mày post ảnh một bé con, mới biết mày đã lấy chồng rồi, lúc trước hứa làm phù dâu cho nhau, giờ ngay cả một câu chúc mừng tao cũng thấy dư thừa.
9. Cuối cùng sẽ không còn ai nghi ngờ hai đứa là đồng tính nữa.
10. Nghe nói cậu quen rất nhiều bạn mới, có người cùng cậu đi shopping, đi ăn uống, xem phim. Nhìn ảnh thấy cậu dạo này vui lắm, quần áo cậu mua nhìn cũng xinh nữa. Hai đứa mình cuối cùng cũng càng lúc càng xa nhau trên quỹ đạo nhân sinh không có nhau. Như vậy cũng tốt, tuy người khiến cậu cười không còn là tớ nữa, nhưng tớ vẫn thấy rất vui, vì cậu thích cười hơn cả xưa nữa. Chẳng qua khi người khác nhắc tới “Người bạn tốt nhất”, tớ vẫn nghĩ tới cậu đầu tiên.
11. Ngày trước nó post selfie, mình: Xấu như ma…
Hiện tại nó post selfie, mình: Đẹp vậy…
12. Không thể không thừa nhận: Cuộc đời là không ngừng mất đi.
13. Tình bạn chỉ còn qua những cái like.
14. Người ngày trước sẵn sàng làm phiền không cần kiêng nể thời gian, địa điểm, hiện giờ ngay cả bấm số thôi cũng cần dũng khí.
15. “Có đó không?” “Có đây!” “Đang làm gì đấy?” “Không làm gì cả!” “Ah” “Uh”… “Có chuyện gì không?” “Không” “Uh” “Uh”…. Cả cuộc nói chuyện chỉ có “Ah” với “Uh” xem chừng cũng là dư thừa, kỷ niệm qua đi, chỉ còn lại tiếc nuối.
16. Đại khái chính là lúc không thể nói thêm được nữa, đành phải dùng những câu như: “Gặp nhau nhé. Tí nữa nói chuyện tiếp. Hôm nào liên lạc sau. Lần sau đi chơi nha. Bữa tới mời mày một bữa. Tối nay tao gọi ha. Có rảnh thì đi uống gì đó. Có thời gian rảnh sẽ tới thăm mày~” làm kết. Có đôi lúc tao nghĩ, hai đứa mình biến thành thế này từ bao giờ vậy, lúc trước dù giận nhau cỡ nào, thì chúng mình cũng sẽ không tới một câu để nói chuyện thêm cũng không thể như hiện tại đúng không?
17. Giống như uống một cốc nước sôi để nguội, không ngờ lại bị bỏng.
18. Sẽ chẳng còn ai giống cậu, khiến tớ nước mắt lưng tròng, đau như thể người yêu chia tay.
19. Hẹn suốt cả kỳ nghỉ hè… Cũng không hẹn được… Bạn không rảnh, người ấy không rảnh…
20. Bạn nhớ rõ sinh nhật người ấy, thức canh để nhắn tin chúc mừng đầu tiên, vậy mà sinh nhật bạn, bạn chờ cả ngày, ngay cả những người mới quen cũng đã chúc mừng, chỉ duy độc người bạn trông chờ nhất là không thấy tung tích.
21. Mẹ mình hay hỏi mình: “ nó dạo này thế nào?”, mình lại không biết phải trả lời sao.
22. A: Alo?
B: Có chuyện gì vậy?
A: Hôm nay mình đang ở thành phố bạn nè.
B: Ah!
A: Đi ăn không?
B: Không được, mình bận mất rồi. Còn việc gì nữa không?
A: Không làm phiền bạn nữa, bye!
Ngày trước:
A: Ê! Đang ở đâu đấy?
B: Mình đang ở chỗ bạn nè, nhanh mời mình ăn cơm đi!!!
A: Mình nghèo lắm!
B: Nhưng mà mình đói!
A: Thì đi, nhớ là bạn nợ mình một bữa nha!
23. Bạn chợt phát hiện ra, những ca khúc tình yêu nay cũng có thể dùng để hát về tình bạn”.
Đánh trúng “tim đen” của số đông, bài viết của T.A.N đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng cư dân mạng. Chỉ sau một ngày đăng tải, những dòng tâm tình của tác giả đã nhận được gần 14.000 lượt like và 8.500 lượt share. Không ít nghệ sĩ nổi tiếng cũng chia sẻ lại bài viết này sau khi đọc và cảm nhận nỗi buồn trong nó.
Bên dưới bài viết, nhiều người đọc tìm thấy sự đồng cảm đã để lại bình luận, chia sẻ về câu chuyện “mất đi một người bạn” của chính bản thân mình.
Có những đôi bạn xa nhau vì học khác trường, có người vì mê bồ mà bỏ bạn và cũng có những cặp đôi cạ cứng đã đường ai nấy đi chỉ vì một phút giận dỗi nông nổi của tuổi trẻ… Để rồi khi đọc bài viết trên, họ mới giật mình nhớ về người bạn mà mình đã vô tâm đánh mất với một niềm hối hận và luyến tiếc vô vàn.
Còn những đôi bạn đang còn kề vai sát cánh bên nhau lại tìm thấy sự xúc động qua bài viết và âm thầm tag tên “cạ cứng” của mình vào kèm lời nhắn nhủ dễ thương “Tụi mình đừng bao giờ như vậy nhé!”
Những ai đang có một tình bạn đẹp, hãy cố gắng giữ gìn. Đừng để mất đi rồi thì có hối tiếc mấy cũng đã muộn màng.
Nhìn quyển sổ đây giấy còn nhiều
Tội gì không viết mấy lời yêu
Yêu ba yêu má yêu tất cả
Yêu chủ sổ đây thế mới liều .."
Những dòng lưu bút thân thương thời áo trắng cắp sách đến trường, đến giờ này vẫn in sâu trong tri óc của tôi. Tôi định không viết về những kỹ niệm này vì nó là những gì rất riêng tư được cất giấu trong cuốn lưu bút cách đây 14 năm về trước... nhưng mỗi lần mùa thi lại đến những ký ức đó làn tràn về... làm cho tôi không thể không nhớ đến....
Những giọt nước mắt của chia ly,những tình cảm thật ngây thơ trong trắng thời học sinh,mỗi đứa một con đường, một định hướng, một tương lai đang ở phía trước,.....
Quãng đời học sinh có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, vui vẻ nhất, vô tư nhất. Khi chúng ta lớn hơn chúng ta thấy sẽ thấy những điều trẻ con mà hồi còn đi học ta cứ nghĩ rằng chắc chắn là ta lớn rồi. Nhưng chính vì vậy ta mới là ta và ta mới có những kỉ niệm để nhớ về thời áo trắng thân thương.
Những ngày học cuối cùng là khoảng thời gian thật đặc biệt chúng ta sắp chia tay nhau, sẽ không bao giờ được ngồi cùng nhau trong một lớp nữa đông đủ như thế nữa. Có thể trên đường đời mỗi người sẽ trải qua nhiều lớp học nữa nhưng để một lần ngồi lại cùng nhau trong lớp học cũ ấy, cùng nhau ngồi lặng im, cùng nhau hát, cùng nhau nghe thầy cô giảng bài, cùng nhau đùa nghịch điều ấy gần như là không thể. Hãy biết quý trọng những giây phút ấy vì nó chỉ qua 1 lần trong đời và chính những giây phút ây được lưu lại trong ký ức cả cuộc đời.
Tôi không biết tại sao và từ bao giờ tình yêu văn thơ lại tràn ngập trong tâm hồn của mình,mặc dù tôi học rất khá các môn Toán Lý Hóa......Tôi bắt đầu làm thơ viết nhật ký, vì vậy cuốn lưu bút của tôi tràn ngập những câu thơ mà bây giờ tôi đọc lại tôi tự nhủ với mình sao mà thời đó mình ngây ngô thế....
"Phượng nở ve kêu hè lại về
Gợi lên tưởng nhớ buổi chia ly
Ta buồn lắm bạn ơi có biết
Lặng im ư, đừng nhé bạn ơi!
Trang giấy trắng ghi vài dòng lưu niệm
Để xa rồi ta mãi gần nhau
Tặng hoa ư! hoa cũng sẽ tàn
Tặng dòng lưu niệm muôn vàn nhớ thương "
Mỗi khi nhìn thấy những cành phượng đỏ tôi cũng thấy lòng mình xao xuyến lạ. Nghĩ về những buổi học ngày xưa, nhớ tới từng chi tiết cái lớp tôi vẫn học, nhớ cái bàn có 4 người có 2 thằng ngồi cạnh 2 cô bé chanh chua mà giờ đây 2 cô bé ấy mỗi người đã có 2 đứa con kháu khỉnh, nhớ bạn bè, nhớ thầy cô. Nhớ những cơn gió hè lao xao hàng dương đặc trưng của miền biển cạnh lớp học của tôi. Nhớ cả những tiếng ve trên cành phượng trước lớp, nhớ cây phượng già nhưng nhiều hoa vô kể ở gần phòng thí nghiệm và còn vô vàn điều để nhớ. Tự nhiên tôi muốn khóc...
"Thế gian đẹp nhất mặt trời
Tuổi thơ đẹp nhất là thời học sinh
Đời học sinh như chim Hoàng Yến
Sống từng ngày lưu luyến bên nhau
Thời gian này có lẽ những buổi thi học kỳ cuối cùng đang đến gần và tiếp đó là những ngày đợi chờ kết quả thi, hồi hộp đợi ngày họp phụ huynh và hơn hở đón kỳ nghỉ hè với bao nhiêu dự định. Với các học sinh cuối cấp thời gian này là thời gian đầy lo lắng xen lẫn buồn mỗi khi nghĩ tới ngày chia tay bạn bè, chia tay thầy cô, lớp học, mái trường rồi tiếp đó là kỳ thi đầy khó khăn vào đại học
Ngày ấy tôi cũng như các bạn bây giờ tập trung vào việc học, lo lắng không biết mình có đủ sức vượt qua kỳ thi đại học không. Thời đó đối với chúng tôi đại học là con đường duy nhất để thành công nhưng với các bạn ngày nay được tư vấn đầy đủ các bạn hiểu rằng đại học không phải là con đường duy nhất.
"Nhất nghệ tinh nhất thân vinh" bạn có thể học nghề,học trung cấp, học cao đẳng và sẽ học lên ĐH sau.... đến lúc nào đó việc học giống như một xa lộ bạn có thể hòa nhập vào xa lộ bằng bất cứ ngã rẽ nào và bạn muốn ngưng việc học bằng cách rời xa lộ bằng bất cứ hình thức nào...
Hôm nay, trời đột ngột nắng gay gắt hơn và rất ra dáng một mùa hè nóng bức thực thụ. Trên đường đã xuất hiện những bông hoa phượng đầu tiên, rực rỡ và kiêu hãnh dưới nắng chói chang. Chẳng phải hôm nay mới nhìn thấy những bông hoa phượng đầu tiên của mùa hè này. Mẫy ngày trước, những bông hoa phượng đột ngột xuất hiện bất ngờ và ngỡ ngàng trong mắt ai nhưng sự vội vàng và bận bịu cuốn phăng đi những cảm xúc cũng vội vã chẳng kém. Ngày nắng, khiến mình bỗng nhớ ra mình đã có những mùa hè đầy kỉ niệm và cũng đột ngột nhớ ra là ngoài kia bao nhiêu sĩ tử, bao nhiêu học sinh chuẩn bị chia tay. Đã từ lâu lắm rồi cứ mỗi độ hè về tôi lại nhớ tới câu thơ: "Mùa hè, mùa thi, mùa chia ly". Chúc các sĩ tử bước vào mùa thi thành công rực rỡ.
Hôm nay cảm xúc lại dâng trào, tôi ngồi đây để nhớ lại những ký ức tuổi học trò thay vì đi câu cá cùng bạn bè. Tôi là vậy, thỉnh thoảng lại ngồi một mình suy ngẫm những gì đã qua. Một con người nhạy cảm với cuộc sống, tôi quan sát những thay đổi của thời tiết, sự cảm nhận tinh tế làm tôi đôi khi quá đa cảm.
Những ký tuổi thơ học trò vụt đi qua nhanh như một cái chớp mắt để rồi mỗi lần nghĩ về là lại như lục tìm trong tiềm thức những yêu thương thơ dại. Tuổi học của tôi gắn liền với miền biển Vũng Tàu thơ mộng,cái nắng cái gió của miền mát lạnh của miền biển với những bãi cát hàng dừa chạy dọc bờ biển,với những cây bàng cây phựợng đỏ rực vào mỗi dịp hè!
Và cuối cùng tôi muốn nói tôi yêu Vũng Tàu, tôi chỉ muốn mình được bay cùng gió biển, tôi yêu bầu trời xanh trên biển, tôi yêu gió, tôi yêu những đám mây và tôi yêu những khoảng không rộng lớn trên cao, tôi thả ước mơ của mình vào những cánh diều.
Tôi thích được ngắm mặt trời mọc lúc bình minh,được ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn.Tôi muốn được dạo biển mổi ngày, được ngồi nhâm nhi ly cafe cạnh bờ biển... Nhất là khi tuổi thơ - thời học trò luôn in sâu vào trong trí óc tôi…
chịu thôi!!tự nghĩ,m ns tự lm thì m tự lm nha<<<OK ???
nhìn mặt mày sao hãm vậy,hỏi thật đấy,xấu vkl>>>>>
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.