Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khỉ tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua đời.
Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.
Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đổng mò tép, Đứa nào bắt được đầy giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!". Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.
Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thiu, tôi lội xuống ruộng, xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc mặt trời đã lên cao, giỏ của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.
Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi: “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.
Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm ấm vang bên tai tôi: “ Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt hiện ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đẩu đuôi câu chuyện, Bụt ân cẩn bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy:
Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy.
Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi:
-Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn cỏ thật xa. ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước.
Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt ghe, Bụt bảo : “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con nằm”.
Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như tời Bụt dặn.
Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kỉnh thành như nước chảy. Mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội.
Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hấm hứ nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”.
Nói xong, hai mẹ con Cám đi xem hội. Tôi ngồi nhặt một hồi lâu mà chỉ được chút ít, sốt ruột nghĩ nhặt thế này thì biết bao giờ cho xong ? Biết dì ghẻ độc ác không muốn cho đi xem hội, tôi tủi thân, bật khóc nức nở. Bụt lại hiện ra hỏi: “Ví sao con khóc?”. Tôi chỉ vào cái thúng đựng thóc trộn lẫn gạo rồi kể sự tình. Bụt bảo tôi mang thúng ra đặt giữa sân rồi sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Tôi sợ chim ăn mất thì Bụt dạy:
-Con cứ bảo chúng nó thế này: “Rặt rặt xuống nhặt cho tao. Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết”. Chúng sẽ không ăn của con đâu!
Thoáng chốc, đàn chim sẻ đã nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không mất một hạt. Nhưng khi chúng đã bay đi rồi, tôi chợt nghĩ mình làm gì có quần áo đẹp mà đi xem hội ?! Tủi thân tủi phận, tôi lại rơi nước mắt. Bụt bảo tôi hãy đào bốn chiếc lọ đựng xương bống ở dưới chân giường lên, sẽ có đủ. Tôi làm đúng theo lời Bụt, quả nhiên điều kì lạ đã xảy ra: Lọ thứ nhất có một bộ áo mớ ba và một cái váy lụa, một yếm lụa đào và chiếc khăn nhiễu. Lọ thứ hai có một đôi hài thêu, đỉ vừa như ỉn. Lọ thứ ba có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt xuống đất thì nó hí vang, to bằng con ngựa thật. Lọ cuối cùng có một bộ yên cương xỉnh xắn.
Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt rồi tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo đẹp vào và cưỡi lên lưng ngựa. Ngựa phỉ rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người.
Kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ cắm ngà xuống đất và kêu rống lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem. Họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xỉnh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!".
Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu. Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hàỉ nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Lúc tôi bước ra thử, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”.
Tôi là người thử cuối cùng. Chân tôi đặt vào hài vừa như ỉn. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung. Tôi bước lên kiệu trước vẻ mặt ngơ ngác và hằn học của mẹ con Cám.
Tôi được sống sung sướng, hạnh phúc bên nhà vua trẻ. Đến ngày giỗ cha, tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu. Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.
Hổn tôi biến thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển; Cám giặt áo cho vua, đem ra phơi ở bờ rào, tôi hót: “Phơi áo chổng tao, thì phơỉ bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!”. Rồi tôi bay thẳng vào cung, đậu ở cửa sổ. Nhà vua đang ủ ê, buồn bã, chắc là nhớ thương người vợ bạc mệnh. Thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Một chiếc lổng được làm bằng vàng cho tôi ở. Nhà vua suốt ngày quấn quýt bên tôi, chẳng hỏi han gì đến Cám.
Nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rổi vứt lông ra vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi thì Cám đặt điều nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì. Ngày hôm sau, từ đám lông chim mọc lên ha.ỉ cây xoan dào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát.
Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ. Nhân một hôm gió bão, dì ghẻ xúi nó sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Hổn tôi nhập vào khung cửi nên mỗi lần Cám ngồi vào dệt, khung cửi lại phát ra tiếng kêu đầy đe dọa:
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra!
Cám hoảng hổn mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Hổn tôi náu trong quả thị vàng thơm ấy.
Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm:
-Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Trái thị liền rụng xuống. Bà lão vui mừng mang về cất vào buồng, thỉnh thoảng lại đem ra ngắm nghía. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thi bước ra, dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm dẻo canh ngon cho bà lão.
Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại Tôi đang lúi húi làm việc nhà như mọi khỉ thì bà lão bước vào, ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, bà lão coi tôi như con gái. Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.
Ít lâu sau, một hôm có người đàn ông trè tuổi ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi về cung.
Mẹ con Cám thấy vậy thì hết sức sợ hãi. Cám hỏi tôi làm thế nào để trẻ đẹp được như thế, tôi bảo muốn đẹp thì tôi sẽ giúp. Tôi sai quân hầu nấu một nổi nước sôi, rồi bảo Cám đứng xuống hố. Cám bằng lòng. Lính đổ nước sôi vào hố, Cám chết nhăn răng. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Tôi được sống yên ổn hạnh phúc bên nhà vua. Tình cảm vợ chồng lại càng thắm thiết, mặn nồng hơn trước.
Tôi tên là Tấm. Mẹ tôi mất sớm nên cha tôi đi lấy vợ khác. Dì ghẻ sinh đứa con gái và đặt tên là Cám. Cám ham chơi, chả chịu động tay vào việc gì, còn tôi thì phải làm quần quật suốt ngày. Một hôm, dì ghẻ bảo tôi và Cám ra đầm bắt cá. Khi trời về chiều thì tôi đã bắt được đầy một giỏ cả tôm lẫn cá. Bỗng Cám đến gần tôi rồi nói: Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị bị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng. Tin lời Cám, tôi đi gội đầu .Khi đã gội đầu xong, tôi lên bờ thì thấy trong giỏ tôi chỉ còn lại con cá Bống. Tôi sợ dì mắng nên khóc nức nở. Chợt Bụt hiện lên và bảo tôi mang con cá bống về nuôi. Mỗi bữa cho nó ăn một bát cơm, Bụt còn dặn tôi khi cho nó ăn nhớ gọi: Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Về nhà, tôi đã làm theo đúng lời Bụt dặn. Được ít lâu, dì ghẻ sinh nghi sai Cám đi rình tôi. Cám nấp sau giếng nghe được lời tôi gọi Bống liền về nói với mẹ. Hôm dau dì ghẻ sai tôi đi chăn trâu ở tận đồng xa, không được chăn trâu ở đồng làng. Ở nhà hai mẹ con Cám liền bắt cá Bống mang về ăn thịt. Chăn trâu về, tôi mang cơm ra gọi Bống nhưng chẳng thấy Bống đâu. Tôi hoảng sợ òa khóc. Bụt lại hiện lên và bảo: Người ta ăn thịt mất cá Bống rồi. Con về nhặt xương Bống, bỏ vào bốn cái lọ đem chôn ở bốn chân giường. Tôi nghe lời Bụt và làm theo đúng lời Bụt dặn. Ít lâu sau, đức vua mở hội mừng xuân. Dì ghẻ ko muốn tôi đi hội nên trộng một đấu gạo và một đấu thóc bắt tôi phải nhặt hết thóc mới được đi hội. Tôi ngồi nhặt thóc được một lúc thì buồn tủi, tôi nức nở khóc. Thấy vậy, Bụt liền sai một đàn chim dẻ xuống nhặt thóc giúp tôi. Chỉ một lúc sau, đàn chim đã nhặt riêng thóc và gạo. Nhưng tôi ko có quần áo đẹp để đi dự hội, Bụt bảo tôi đào bốn cái lọ xương Bống ở chân giường lên. Trong bốn cái lọ ko chỉ có quần áo đẹp mà còn có cả một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh và cả một chú ngụa con bé xíu. Nhưng khi tôi vừa đặt con ngựa xuống đất thì con ngựa phình to rồi hí lên một tiếng. Tôi mặc quấn áo đẹp rồi cưỡi ngựa đi xem hội. Khi đi qua cầu, tôi chẳng may đánh rơi một chiếc hài. Một lúc sau nhà vua đi qua cầu và nhặt được. Vua ngắm nghía rồi truyền lệnh: Trong số những thiếu nữ đi xem hội, ai ướm vừa thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng trở nên náo nhiệt vì các thiếu nữ đua nhau đi thử hài. Cả mẹ con Cám cũng đến xin ướm nhưng tất nhiên chẳng ai vừa. Tôi cũng xin đến thừ hài, chân tôi đặt vào hài thì vừa như in. Nhà vua liền rước tôi vào cung làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, tôi về nhà. Dì bảo tôi trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương cha. Dì ở dưới mang dao ra chặt gốc. Cây cau bị chặt đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì lấy quần áo của tôi mặc cho Cám rồi đưa Cám vào cung thay chổ tôi. Tôi chết hóa thành chim vàng anh bay vào cung quấn quýt bên nhà vua. Nhà vua thấy vậy, liền bảo: Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo. Khi nhà vua vừa dứt lời, tôi liền bay vô tay áo nhà vua. Một hôm, tôi bị Cám bắt giết thịt cho mèo ăn còn lông chim thì chôn ở trong vườn. Ở chỗ chôn lông chim mọc lên hai cây xoan đào rất đào rất đẹp. Vua thấy cây xoan đào vùa đẹp vùa mát liền cho mắc võng, Ngày nào vua cũng ra võng nằm nghỉ. Cám lại sai chặt cây, lấy gỗ đóng khung cửi. Nhưng khi Cám ngồi dệt vải thì nghe tiếng khung cửi kêu: Cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Cám sợ quá về mách mẹ. Mẹ con Cám bàn nhau đốt khung cửi đi rồi đem tro đi đổ, đống tro mọc lên một cây thị nhugn7 chỉ có một quả. Một hôm thấy quả thị đã chín vàng, có một bà cụ khẽ gọi: Thị ơi, thị rụng bị bà, thị thơm bà ngửi chứ bà ko ăn. Trái thị liền rụng xuống. Từ đấy, mỗi khi bà cụ vắng nhà, tôi từ quả thị bước ra giúp đõ việc nhà cho cụ. Bà cụ rất ngạc nhiên, quyết tìm hiểu xem ai đã giúp mình. Một hôm bà cụ giả vờ đi chợ rồi quay lại ngay. Bà thấy tôi bước ra từ quả thị liền vào đầu giường xé ta vỏ thị. Tôi ko trở về vỏ thị được nữa nên ở lại luôn với bà cụ và được thương yêu như con gái. Một hôm nhà vua đi ngang qua nhà bà cụ, thấy miếng trầu cánh phượng giống trầu tôi têm ngày trước liền ngỏ ý muốn gặp người têm trầu. Khi tôi vừa bước ra, nhà vua rất vui mừng vì tôi còn sống và lập tức đón tôi về cung. Mẹ con Cám thấy tôi trở vế thì sợ hãi, xấu hổ mà bỏ hoàng cung đi biệt tích. Tôi được đoàn tụ với nhà vua và sống suốt đời bên người mà tôi yêu quý.
bạn xem thử nhé.:
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại với Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Tham khảo!!
I. Mở bài
Tấm dẫn dắt vào câu chuyện.
II. Thân bài
1. Tấm kể về hoàn cảnh xuất thân của mình.
- Thuở nhỏ, ta sớm mồ côi cha mẹ, sống cùng dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ là Cám.
- Ta bị hai người đó hắt hủi, và bắt nạt, phải làm lụng vất vả suốt ngày.
2. Tấm kể về cuộc đời mình trước khi làm hoàng hậu.
- Ta bị Cám lừa dối, trút hết giỏ tép bắt được để cướp lấy chiếc yếm đào. Trong lúc buồn khổ, ta đã khóc, được bụt hiện lên tặng cho con cá bống. Ta yêu quý và xem cá bống như một người bạn, tâm sự những lúc vui buồn.
- Mẹ con Cám lừa ta đi chăn trâu ở cánh đồng xa, ở nhà làm thịt cá bống. Ta buồn khóc, bụt lại hiện lên mách ta chôn xương bống vào bốn chân giường. Ta ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo.
- Mẹ con Cám không muốn cho ta đi xem hội, họ trộn thóc lẫn gạo bắt ta ở nhà nhặt. Ta uất hận mà khóc, bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ xuống nhặt hộ, nói ta đào bốn chân giường lên có quần áo đẹp, giày và ngựa để đi dự hội. Ta sung sướng vô cùng.
- Đến nơi, ta đánh rơi chiếc hài và được phụ vương các con nhặt được, từ đó ta trở thành hoàng hậu. Ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên sung sướng, không tin vào sự thực. Mẹ con Cám thì hằn học và vô cùng tức giận.
3. Tấm kể về cuộc đời sau khi làm hoàng hậu.
- Ở hoàng cung, ta được hoàng thượng vô cùng yêu thương, sủng ái
- Đến ngày giỗ cha, ta trở về nhà. Bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau sau đó họ ở dưới chặt gốc làm ta rơi xuống sông, chết một cách tức tưởi. Cám lên thay ta làm hoàng hậu
- Quá uất ức và không cam chịu số phận, ta đã hóa thành chim vàng anh để vừa được ngày ngày hót vui bên chồng, vừa để chứng minh cho mẹ con cám sự tồn tại của linh hồn mình.
- Mẹ con Cám độc ác giết chết chim vàng anh, ta lại hóa thành cây xoan đào để ngày ngày được tỏa bóng mát cho chồng, mẹ con Cám độc ác đem chặt cây làm khung cửi.
- Không thể chịu đựng được thêm, ta hóa thành con ác trên khung cửi chính thức tuyên chiến với mẹ con Cám. Mẹ con chúng đuổi cùng giết tận, đem đốt khung cửi.
- Biết không thể dùng cách này, ta nghĩ ra một kế lâu dài. Thấy chồng mình hay dừng chân uống nước tại quán của một bà lão, ta hóa thành quả thị, ngày ngày bước ra quét dọn, nấu cơm cho bà, mong một ngày được đoàn tụ cùng chồng
- Cuối cùng trời không phụ lòng người. Nhà vua đã nhận ra ta qua cánh trầu têm cánh phượng, đón ta trở lại cung. Ta mừng rỡ khôn xiết, tình nghĩa vợ chồng được hàn gắn, những cố gắng, nỗ lực, sự hi sinh, sự đấu tranh kiên cường bao lâu nay của ta đã được đền đáp.
4. Sự trừng phạt của Tấm đối với mẹ con Cám
- Khi ta trở về, mẹ Cám vô cùng bàng hoàng và sợ hãi. Cám thấy ta trở nên xinh đẹp hơn ngỏ ý muốn được trắng đẹp như ta.
- Trước lời đề nghị của Cám, ban đầu, ta có ý định cho Tấm dội nước sôi lột da để cho trắng đẹp, sau đó đem làm mắm gửi về cho dì ghẻ ăn.
- Tuy nhiên, sau đó ta đã nghĩ lại, dù họ đối xử với ta một cách cay nghiệt, độc ác nhưng dù sao họ cũng đã từng nuôi ta, cho nên ta quyết định cho họ đi đầy ra biên ải để trả giá cho lỗi lầm
- Thế nhưng vì quá xấu hổ và hối hận hai mẹ con họ đã tự tử.
III. Kết bài
- Tấm tự suy nghĩ về cuộc đời mình.
- Tấm đưa ra bài học dạy dỗ con cháu: Hạnh phúc có ngay ở chốn nhân gian, phải kiên cường, dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác giành lấy và giữ lấy hạnh phúc thuộc về mình. Biết sống lương thiện vì ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.
Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?
đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.
Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.
Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.
Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.
Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.
Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.
Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.
Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.
Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.
Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.
Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.
Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.
Tôi là Mạnh Tử . Chắc hẳn người mẹ nào cũng thưởng con và muốn con mình nên người nhỉ . Chắc chắn là vậy rồi . Mẹ tôi cũng vậy . Trong tôi mẹ là tất cả , mẹ là người cho tôi hôm nay vfa mai sau . Tôi in sâu một chuyện mà nhỡ mãi đến tận bây giờ . Và câu chuyện ấy có mẹ . Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện ấy .
Ngày xưa , nhà tôi ở gần nghĩa địa . Khi ấy tôi còn nhỏ lắm , thấy người ta đào chôn lăn khóc về nhà tôi cũng bắt chước họ đào chôn lăn khóc . Mẹ tôi thấy thế , nghĩ thầm : " Chỗ này con ta không ở được phải tìm chỗ khác thôi " . Thế là hôm sau bà dọn nhà ra ngoài chợ . Tôi ngẩn ngơ không biết điều gì cả , thấy những người trong chwoj buôn bán điên đảo , thấy hay tôi bắt chước họ buôn bán điên đảo ngay . Mẹ thấy vậy lại nghĩ :" chỗ này cũng vậy con ta không ở được phải chuyển tiếp thôi " sáng hôm sau mẹ tôi đã dọn đến gần trường học . Tôi thấy các bạn cũng giống như mình , nhưng họ lễ phép , đua nhau học tập thế nên từ hôm đó tôi lại bắt chước họ đua nhau học tập . Vào một hôm , tôi đi chơi với bạn thấy nhà hàng xóm giết lợn tôi tò mò về hỏi mẹ , mẹ cười vui vẻ đáp : " họ giết lợn để cho con ăn đấy " tôi hiểu ra sự việc . Càng lạ hơn nữa hôm sau mẹ mua cho tôi một đĩa thịt lợn thật ngon lành . Bữa trưa hôm đó , tôi với mẹ cùng ăn cơm nói chuyện rất thoải mái . Như thường lệ sáng hôm đó tôi đi học , nhưng thầy tôi cho bài tập nhiều quá tôi chán làm bài lắm dám nghĩ dám làm tôi đi về nhà . Mẹ thấy tôi không đi học mà về , gọi tôi vào nhà , đúng lúc bà đang dệt vải bà cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, và nói rằng: “Con đang đi học, mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy” Tôi hiểu ra sự việc từ đó siêng năng học tập để không phụ lòng mẹ đã dành cho mình .
Các bạn ơi . Người mẹ nào cũng thương con của mình vào người mẹ nào cũng mong cho con mình có tương lai để bước vào đời . Các bạn hãy cố gắng học thật tốt để cha mẹ vui lòng các bạn nhé . Dù sau này chúng ta xa cha mẹ nhưng những việc mà cha mẹ làm cho mình sẽ mãi bên ta . Cho mai này và mãi mãi mai sau .
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.MẸ LÀ MỘT NGƯỜI MẸ TUYỆT VỜI!
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-la-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/#ixzz5Aj4rlh9bĐêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
- Lan Hoa con, bệnh tật không phải nỗi khổ nhất của con người trần thế. Rất nhiều người sống dưới chân núi kia cũng phải chịu bao nỗi bất hạnh như con ngày xưa. Có một cô gái tên là Tấm đang rất cần sự giúp đỡ của hai cha con ta. Con hãy thay cha mang đến hạnh phúc cho cô gái đó, và cũng để con được tận mắt chứng kiến cuộc sống bên ngoài khu rừng này.
- Cô Tấm ấy khổ lắm phải không cha?
- Tấm có một em gái tên là Cám, hai chị em cùng cha nhưng khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha con cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm việc vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
Thế nhưng chưa hết đâu con, ta biết rằng Tấm sẽ còn gặp nhiều khó khăn trở ngại lắm.
Nghe xong câu chuyện, nhớ về thời thơ bé của mình, tôi càng thương Tấm nhiều hơn . Ngay sau hôm đó, tôi đã được biến thành một con Bống, sống trong một thửa ruộng gần làng nọ và chờ đợi chị em Tấm xuất hiện. Trong hình dạng bé nhỏ, tôi len lỏi khắp các thửa ruộng, mọi vật xung quanh lạ lẫm quá! Không có cây rừng mà chỉ có những nhành cỏ yếu ớt, không có hổ, không có chim chóc, không có những chú sâu đáng yêu,… những con vật xung quanh tôi gọi nhau bằng những cái tên thật lạ: Ốc Vặn, Ốc Nhồi, Cua Càng, Cá Cờ, Rô Phi,…Tôi nhanh chóng làm quen với những người bạn ấy, nghe họ kể những câu chuyện về thời tiết, mùa nước cạn, mùa nước lên, mùa nào con người hay ra đồng bắt tép, và họ còn bàn cả với nhau làm thế nào để không phải chui vào chiếc giỏ của chị Tấm…Ô! Nghe đến đây tôi giật mình! Họ vừa nhắc đến Tấm kìa! Chắc cô gái này hay ra đồng, hay đi mò cua bắt tép lắm đây! Thảo nào mà những người bạn mới quen lại sợ Tấm, sợ chiếc giỏ của Tấm đến thế!
Thửa ruộng yên bình quá! Đang trầm tư suy nghĩ thì tôi cảm nhận được dường như mặt nước có sự thay đổi. Nước dưới thân tôi động đậy; cua, ốc, cá, tép,… không thì thầm to nhỏ nữa mà dáo dác gọi nhau chạy đi ẩn nấp, mọi thứ hoảng loạn, và tôi nghe thấy có âm thanh của những bước chân sục sạo… “Cô Tấm đó mọi người ơi!” (Cá Cờ kêu lên). À! Thì ra là Tấm! Đúng rồi, trước khi đi cha Bụt đã dặn dò mình sẽ được gặp Tấm trong lần Tấm và Cám ra đồng thi bắt con tôm cái tép mà. Chẳng chạy trốn, tôi ngoan ngoãn chui vào giỏ của Tấm. Tôi ngạc nhiên vì mới chỉ một buổi Tấm bước chân xuống ruộng mà đã đầy trong giỏ vừa cá vừa tép. Một giọng lanh lảnh từ đâu cất lên:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
( Tôi tự nhủ: “Giọng này chỉ có thể là của Cám!”)
Trong một khắc, Cám đã trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng ra về. Chỉ còn mình tôi trong chiếc giỏ của cô Tấm đáng thương. Nhưng Tấm đâu thấy tôi, lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc huhu. Đúng lúc đó, cha Bụt của tôi liền hiện lên hỏi Tấm:
- Con làm sao lại khóc?
Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:
- Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ và nói:
- Chỉ còn một con cá bống.
- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi thế này:
Bống bống, bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy!
Cha Bụt nói xong rồi biến mất. Và cũng từ hôm đó mà tôi được sống giữa nguồn nước ngọt mát, được thỏa thuê tung tăng bơi lội, được ăn những hạt cơm trắng ngần. Tấm thân quen với tôi từ lúc nào mà không hay. Tôi chờ Tấm đâu phải chỉ vì bát cơm mà Tấm mang đến, đó còn là vì tôi cảm nhận được có một tình cảm rất chân thành đang dần nảy sinh giữa chúng tôi. Phải chăng có một sợi dây liên kết vô hình nào đó đã gắn kết tôi và Tấm lại với nhau , giữa hai con người cùng chung một số phận.
Buổi trưa hôm đó, như bao buổi trưa khác, vẫn lời gọi như mọi khi nhưng sao lại thiếu đi sự nhẹ nhàng, đầm ấm. “Chắc Tấm bị ốm nên lạc giọng thôi!” (Tôi thầm nghĩ). Nghĩ vậy, tôi ngoi lên mặt nước. Trời ơi, mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy tôi đem về nhà làm thịt. Tôi thì sợ gì chuyện bị giết thịt chứ, tôi đã có cha Bụt bên cạnh cơ mà. Thân Bống chỉ để giúp tôi hóa thân mà thôi, mẹ con Cám đâu giết được linh hồn tôi. Chỉ tội cho Tấm, không có tôi Tấm biết trò chuyện cùng ai? Đã bao lần Tấm tâm sự tôi là niềm vui, là người bạn duy nhất của cô ấy. Giờ đây trở về nếu không thấy tôi Tấm sẽ lại khóc, lại buồn, và tuyệt vọng!
Mẹ con Cám cũng thật ác, đã lấy thân Bống làm thịt lại còn vùi xương Bống vào đống tro. Tấm làm sao tìm thấy tôi được đây? Tôi đã nghe thấy tiếng khóc của Tấm ở đâu đó, tiếng khóc vỡ òa vừa như hối hận vừa như trách móc kẻ đã cướp mất Bống. Nhưng thật may, cha Bụt đã xuất hiện:
- Con Bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống bốn chân giường con nằm.
Nhờ có con gà giúp đỡ mà Tấm mới tìm được xương của tôi. Cô bèn nâng niu nhặt cẩn thận từng chiếc xương bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn. Từ đây, tôi sẽ lại âm thầm nuôi ước mơ cho cô Tấm tốt bụng nhưng cuộc đời lại bất hạnh, gặp nhiều trắc trở, khó khăn.
Ít lâu sau, tôi thấy mọi người trong nhà nói chuyện với nhau rằng nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹo để đi trẩy hội. Tấm cũng muốn đi lắm nhưng mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc và bắt Tấm nhặt cho xong. Nhưng đến bao giờ mới nhặt xong được chứ? Tấm bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt lại hiện lên và sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Đàn chim lăng xăng ríu rít, chỉ trong một lát đã làm xong không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc, Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, sợ người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương Bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con đi trẩy hội.
Tôi liền nhanh chóng làm theo lời Bụt dặn từ trước. Lọ thứ nhất tôi biến thành một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Lọ thứ hai lại là một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba, tôi hóa thành một con ngựa đưa Tấm đi trẩy hội. Và lọ thứ tư là một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước, không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
Ở lại cùng chiếc giày mà Tấm đã làm rơi xuống nước, tôi chờ vua đi qua. Nhà vua đã nhặt được chiếc giày thêu và rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xem hội đi xem hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Cô nào cũng đến thử nhưng nào có ai vừa, kể cả mẹ con nhà Cám. Tấm cũng đi thử giày, vừa đặt chân vào thấy vừa như in. Cô mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm từ đây sống hạnh phúc bên cạnh một người chồng luôn thương yêu cô hết mực.
Thấy Tấm được sống sung sướng, hạnh phúc trong cảnh hoàng cung tôi cũng vui lắm. Nhưng tôi không thể đi theo cô Tấm được nữa. Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, còn bao người dân dưới chân núi đang chờ những thang thuốc lá rừng của tôi. Tôi trở về với cuộc sống của một cô thiếu nữ giữa chốn núi rừng, không còn trong hình dạng một con Bống nữa. Thế nhưng hàng ngày tôi vẫn luôn hỏi thăm Bụt về cuộc đời của Tấm và biết được rằng Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại. Nhưng với sự giúp đỡ của Bụt qua những lần giúp Tấm hóa thân (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị), Tấm đã khẳng định sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra càng xinh đẹp hơn xưa, lại được vua thương yêu, trân trọng. Còn mẹ con Cám đã phải chết bởi chính sự độc ác, ngu dốt, và lòng đố kị của mình…
Ngày xưa, ở gia đình nọ, có Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm bất hạnh ngày ngày phải làm lụng vất vả: nào chăn trâu, nào mò cua, ngày thì thái khoai, với bèo; đêm thì xay lúa, giã gạo…mà vẫn không hết việc. Trái lại, Cám thì được mẹ nuông chiều, chỉ quanh quẩn trong nhà, không phải làm việc nặng.
Một hôm, dì ghẻ sai cả Tấm và Cám thi nhau đi bắt ốc mò cua, ai nhiều cá, cua hơn sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm do quen mò cua, bắt cá nên chẳng mấy chốc mà đầy giỏ. Còn Cám thì lội từ ruộng này sang ruộng kia mà vẫn chưa bắt được gì. Thấy mình không thể thắng được Tấm, Cám bày mưu lừa Tấm hụp sâu rồi trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ mình rồi bỏ về. Tấm lên bờ thấy mất hết tôm tép bèn ngồi khóc. Bụt hiện lên hỏi, Tấm kể sự tình, Bụt khuyên Tấm đừng buồn và nhìn vào giỏ xem còn gì không, Tấm ngạc nhiên bảo chỉ còn một con cá bống. Con cá bống ấy chính là tôi. Bụt đã ban tôi cho Tấm, tôi bầu bạn với Tấm từ đó. Mỗi lần cho tôi ăn, Tấm chỉ cần đọc:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. ”
Rồi rải cơm xuống giếng là tôi trồi lên ngay. Một ngày kia, nghe tiếng gọi quen thuộc của Tấm, tôi vui vẻ ngoi lên thì bất ngờ, một tấm lưới bủa vây lấy tôi. Thì ra không phải Tấm gọi tôi mà chính là hai mẹ con Cám, họ đã biết Tấm lén nuôi tôi nên đã lập mưu lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa rồi bắt tôi giết thịt. Tôi vô cùng uất ức trước việc mình bị giết. Khi chết, linh hồn tôi bay về với Bụt, tôi vừa khóc vừa kể cho Bụt nghe. Bụt nghe xong, thở dài và nói rằng: “Ta không ngờ bọn chúng lại độc ác đến vậy, đến cả nhà ngươi là một chú cá mà chúng cũng không tha. Thôi, con đừng buồn mà chi, chuyện đã như thế, thôi thì thế này, con hãy thay ta dõi theo nàng Tấm. Rồi con sẽ thấy hai kẻ độc ác đó bị trừng trị đích đáng”. Tôi vâng lời và theo Bụt về nhà Tấm. Khi đến nơi, tôi thấy Tấm đang than khóc. Bụt hiện lên hỏi, Tấm nói rằng đã kêu mãi mà không thấy tôi đâu, chỉ thấy một cục máu nổi lên trên mặt nước, Bụt trấn an Tấm rằng tôi đã bị bắt giết thịt mất rồi, đoạn nói Tấm tìm xương tôi bỏ vào lọ chôn ở bốn chân giường của Tấm, sẽ có lúc dùng đến. Tấm vâng lời ra vườn tìm xương, nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy. Chợt có con gà trống đi ngang qua cất tiếng: “Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”, Tấm nghe vậy liền lấy thóc cho gà, gà vào bếp đào một lúc thì thấy xương tôi, Tấm nhớ lời Bụt, lấy xương bỏ vào lọ chôn xuống bốn chân giường.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội, thần dân ai nấy đều nô nức đổ về kinh đô. Mẹ con Cám cũng sắm sửa dự hội. Thấy Tấm làm xong việc nhà sớm, lại có ý muốn đi hội. Mụ dì ghẻ nguýt dài, và ra lệnh cho Tấm phải nhặt cho hết một thúng thóc thì mới được đi dự hội. Cả một thúng thóc và gạo trộn lẫn, biết bao giờ mới nhặt xong, Tấm tội nghiệp chỉ còn biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên và gọi chim sẻ đến giúp Tấm. Tấm ngỏ ý muốn đi dự hội, không biết nên lấy quần áo ở đâu ra ? Bụt mỉm cười bảo rằng đã đến lúc dùng đến xương cá bống ngày trước. Tấm về đào bốn cái lọ đựng xương tôi lên, thì lập tức chúng biến ra quần áo, giày dép và một con ngựa thật lộng lẫy. Tấm liền phi ngựa đến kinh đô để kịp dự hội. Khi đi qua một chỗ lội, bất cẩn Tấm đánh rơi một chiếc hài và không kịp nhặt. Lúc Tấm vừa đi khỏi, thì đoàn xa giá của nhà vua vừa đến chỗ lội ấy. Bỗng hai con voi dẫn đầu đoàn đứng yên, không chịu đi nữa, vua sai quân lính xuống nước tìm xem vật gì mà làm chúng đứng yên, họ liền tìm thấy chiếc hài của Tấm bỏ quên lúc nãy. Nhà vua ngắm nghía chiếc hài, bụng nghĩ thầm: “Người mang chiếc hài hẳn là một trang tuyệt sắc” rồi ban lệnh cho tất cả đàn bà con gái đến thử hài, ai đi vừa thì sẽ được vua lấy làm vợ. Đám đông chen chúc thi nhau ướm thử cầu may, nhưng chẳng có ai vừa. Đến khi Tấm vừa đưa chân vào thì vừa như in, nàng mở khăn lấy luôn chiếc hài kia ra. Quân lính hò lớn reo mừng. Thế là Tấm được vua rước vào cung trước con mắt ngạc nhiên của mẹ con Cám.
Tuy vào cung sống sung sướng nhưng Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Dì ghẻ và Cám thấy Tấm được làm vợ vua thì ghen ghét, nói Tấm hãy trèo lên cây cau mà xé một buồng cúng bố. Tấm vừa trèo lên thì ở dưới, dì ghẻ đã cầm dao mà chặt vào gốc cây... Tấm ngã lộn cổ xuống ao và chết. Mẹ Cám bèn lấy quần áo Tấm mặc vào cho Cám và đưa vào cung nói với vua rằng Tấm không may nên đưa em vào thế chị.
Lại nói sau khi chết, Tấm hóa thành chim vàng anh, ngày ngày ca hát cho vua. Vua lấy làm thích thú, suốt ngày quấn quýt bên vàng anh. Cám thấy vậy bèn nói với dì ghẻ, dì ghẻ bảo Cám cứ giết đi rồi nói với vua rằng vì có mang thèm ăn thịt chim nên đã giết thịt mất rồi. Vua nghe xong, dáng buồn rầu nhưng không nói gì cả. Cám giết thịt vàng anh rồi đem bỏ lông ở góc vườn. Từ đó mọc lên hai cây xoan đào cành lá xum xuê, che mát cho vua mỗi khi vua nằm dưới bóng cây. Cám thấy vậy thì mách mẹ rồi nghe lời mẹ đem chặt đi để làm khung cửi. Khi Cám ngồi dệt áo cho vua thì nghe tiếng khung cửi của mình:
“Kẽo cà kẽo kẹt
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra. ”
Rồi sợ quá về nói lại với mẹ. Dì ghẻ bảo cứ đốt quách đi, đem tro đổ ra ngoài cung. Cám y lời đốt khung cửi rồi đem tro bỏ ngoài cung. Từ đống tro tàn bỗng mọc lên cây thị cành lá xum xuê nhưng chỉ có một quả tỏa mùi thơm ngát. Có bà lão hàng nước đi qua ngửi mùi thích thú, liền giơ bị ra và nói: “Thị ơi thị à, thị rơi bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bỗng quả thị rơi xuống ngay bị bà lão. Từ đó bà mang về nhà nâng niu. Mỗi lần bà đi chợ, từ quả thị, nàng Tấm chui ra và giúp bà việc nhà, cơm nước đầy đủ. Bà lão thấy lạ thì sinh nghi, bèn giả vờ đi chợ để rình xem ai giúp mình. Rồi bà bắt gặp Tấm, bà xé vỏ thị và nhận Tấm làm con nuôi.
Một ngày kia, vua ra ngoài cung đi dạo, thấy quán nước sạch sẽ thì ghé vào, nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền hỏi bà lão:
- Trầu này ai têm ?
- Trầu này con gái già têm – bà lão đáp
- Con gái bà đâu, đưa ra cho ta xem mặt.
Bà lão liền đưa Tấm ra, vua nhận ra ngay vợ mình liền rước Tấm về lại hoàng cung.