Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1 :
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Bài 2;
1, Hoàn cảnh sáng tác.
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.
2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".
Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.
Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.
Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Bài 3 :
Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.
Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.
Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.
Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .
Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .
Trung thu trăng sáng như gương:
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.
Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.
Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.
Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.
bài 4 :
Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.
chúc bạn học tốt
Đọc trích thơ "Nhớ con sông quê hương" của Tế Hanh, tôi cảm nhận được một cảm xúc sâu lắng về quê hương và sông nước. Cảm giác yên bình và thanh thản như được đắm mình trong một không gian thiên nhiên tươi đẹp.
Sông nước trong trích thơ được miêu tả như một dòng chảy xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tôi cảm nhận được sự thanh tịnh và sự sống động của nước, như một nguồn sống vô tận. Tâm hồn tôi trở thành một buổi trưa hè, nơi mặt trời chiếu sáng và tạo nên những ánh nắng lấp lánh trên lòng sông. Tôi không biết nước có giữ lại những kỉ niệm, những dòng trôi của cuộc sống hay không, nhưng tôi biết rằng tôi sẽ mãi giữ trong lòng mối tình mới mẻ với quê hương. Những hình ảnh về bờ tre ríu rít tiếng chim kêu, mặt nước chập chờn con cá nhảy và bạn bè tụm lại trên sông, tạo nên một không gian thân quen và ấm áp. Tôi cảm nhận được sự gắn kết và tình cảm thân thiết trong cộng đồng, khi bầy chim non bơi lội trên sông và tôi ôm nước vào lòng. Sông mở lòng ôm tôi vào dạ, tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ giữa tôi và quê hương. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông, chảy một dòng tình Bắc Nam. Tôi sẽ mãi mơ ước trở về nơi tôi thuộc về, nơi có sông nước và tình thương."Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
a, Đọc đoạn thơ đc vt theo thể thơ nào
=> Thể thơ tự do (mới)
b, xác định và chỉ rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đc sử dụng trog đoạn thơ trên
=> Nhân hóa: soi tóc những hàng tre
- So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
=> Lamg Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh dòng sông êm dịu,mượt mà. Làm bức tranh phác hoạ hình ảnh con sông trở nên sinh động
c, Câu " Quê hương tôi cs con sông xanh biếc " thuộc kiểu câu j .Xét mục đích nói
=> Thuộc kiểu câu trần thuật MĐN : Trình bày
d, Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ nào của nhà Tế Hanh mà em đã đc học trog chương trình ngữ văn 8.Hãy chỉ ra nhưng điểm tương đồng giữa câu thở trên vs bài thơ đó
=> Những câu thơ trên gợi cảm em nhớ đến bài thơ : Quê Hương của Tế Hanh
- Điểm tương đồng :
Tác giả đều viết về quê hương
Sử dụng các bptt: nhân hoá,ẩn dụ
Dùng thể thơ tự do
Tác giả Tế Hanh phải là người từng gắn bó với sông nước, người đã gắn bó với nghề chài lưới mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ sắc màu và hương vị của quê hương thân yêu. Công việc của người làm nghề chài lưới luôn phải dãi dầm sương gió ở nơi bến sông. Chất muối mặn nồng ngấm vào hình ảnh người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào tâm trí của họ, không một chút nào họ quên đi chất muối nồng mặn ấy. Nhớ con sông quê hương và nhớ những người dân chài, nhà thơ Tế Hanh lại nghẹn ngào xúc động khi nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu thật đẹp đẽ của mình.