Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mục đích, yêu cầu
– Chuyện được kể có thật trong cuộc sống. Các em chú ý yêu cầu của đề: kể lần đầu tiên được đi chơi xa. Cái lần đầu tiên ấy chắc sẽ khiến em có nhiều ấn tượng và nhớ mãi. Còn “xa” là khoảng cách từ nhà em đến nơi được đi chơi. Khoảng cách này tuỳ thuộc chuyến đi, tuỳ thuộc hoàn cảnh đi chứ không chỉ là độ dài không gian.
– Kể loại truyện này cũng chính là tường thuật một chuyến đi, vì vậy bố cục sẽ theo mạch thời gian diễn ra sự việc từ bắt đầu đến kết thúc. Khi kể, các em cần miêu tả người, cảnh cho câu chuyện thêm sinh động.
Dàn bài
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó, cô bé mới hối hận và khóc lóc.
Nếu một ngày em được làm ba hoặc mẹ, em sẽ giúp con mình thực hiện điều đầu tiên là xây dựng một môi trường gia đình yêu thương và hạnh phúc. Em hiểu rằng một gia đình hạnh phúc hạnh phúc là nền tảng chắc chắn để con trẻ phát triển và trưởng thành.
Để thực hiện điều này, em sẽ dành nhiều thời gian và tình yêu cho con mình. Em sẽ lắng nghe và hiểu con, tạo điều kiện để con tự thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình. Em sẽ luôn đồng hành và ủng hộ con trong mọi quyết định và lựa chọn của con, đồng thời cung cấp cho con những giá trị sống và nguyên tắc đạo đức để con có thể phát triển một cách lành mạnh và tự tin.
Em cũng sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực và đa dạng cho con. Em sẽ khuyến khích con đam mê học hỏi và khám phá, đồng thời tạo điều kiện cho con phát triển các kỹ năng phần mềm và tư duy sáng tạo. Em sẽ truyền đạt cho con yêu và đam mê với việc học, giúp con nhận ra rằng học là một nữ thần lưu thú vị và không bao giờ có điểm dừng.
Ngoài ra, em cũng sẽ dành thời gian chất lượng bên gia đình. Em sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và chia sẻ những hoạt động vui vẻ cùng con. Em sẽ dạy con giá trị của tình yêu, sự chia sẻ và sự quan tâm đến người khác. Em sẽ khuyến khích con tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện, giúp con nhận ra rằng hạnh phúc không chỉ đến từ việc nhận mà còn từ việc cho đi.
Cuối cùng, em sẽ luôn là người bạn đồng hành và người lắng nghe tận hưởng tâm trí của con. Em sẽ luôn sẵn sàng để con có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống. Em sẽ truyền đạt cho con lòng kiên nhẫn, sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề, giúp con trở thành một người tự lập và thành công trong tương lai.
Tất cả những điều này, em sẽ thực hiện với tình yêu và sự chân thành, vì em biết rằng con là trái tim và niềm tự hào của em. Em mong rằng, qua những nỗ lực của mình, em có thể giúp con mình trở thành một con người tốt và một công dân có ích cho xã hội.
Em hãy viết một bức thư gửi bà tiên mùa xuân để bày tỏ ước mơ với bà và xin cho mk 3 điều ước nguyện
Bà tiên thân mến!
Một mùa xuân đã đến! Con viết thư này để hỏi thăm bà. Bà có khỏe không? Ở trên lớp con phát biểu rất nhiều đó! Con vẫn còn học yếu môn toán. Bà có cách nào giúp con không? Con mong muốn một ngày nào đó bà con khỏe lại, vì bà con đang bị bệnh. Con buồn lắm. Nhưng con nghĩ, bà con sẽ khỏe lại và hết bệnh để chơi với con. Con hứa sẽ cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn để ba mẹ vui lòng, bà nhé!
Con kính gửi Bà tiên!
thủy tinh không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân theo cướp Mị Nương
hô mưa gọi gió dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh sơn tinh
sơn tinh không hề nao núng
dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng dãy núi dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ
nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi dâng lên bấy nhiêu
2 bên đánh nhau ròng rã mấy thành trời
phản ánh giấc mơ của nhân dân lao động ngày xưa là mong muốn quanh năm mưa gió thuận hòa không phải sống chung với lũ lụt đề cao tinh thần bảo vệ nhân dân ta tránh khỏi mưa lũ
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Tham khảo nha:
Ở đời mà có thói hung hăng, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn.
- Dế Choắt khuyên Dế mèn là khi làm một điều gì đó mà không suy nghĩ kĩ và cứ hành động một cách xốc nổi, hung hăn thì ắt hẳn sẽ phải trả giá đắt
-Qua đó, ta thấy Choắt là một chàng dế rất tốt bụng, hiền lành và rất bao dung. Đến cuối cùng, chàng vẫn đưa ra những lời khuyên chân tình nhất để cảnh tỉnh Dế mèn
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Bạn có thể viết thành 1 bài văn tưởng tượng hoàn chỉnh đc ko bạn...?
Các bạn ạ! Ai mà chẳng có những giấc mơ. Mình có một giấc mơ rất đẹp muốn kể cho các bạn đây. Bây giờ mình sẽ kể cho các bạn nghe nhé!
Một hôm, em đang đi học thì một làn gió nhè nhẹ thổi lên làn tóc em, làm em thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc ngủ em mơ là em đang quét nhà thì thấy một bà tiên hiền từ, phúc hậu đi tới và nói:
- Khen cho con ngoan ngoãn, chăm chỉ ta là tiên, ta sẽ cho con ba điều ước. Con muốn ước gì nào?
Em lễ phép trả lời:
- Điều ước thứ nhất con ước gia đình con sẽ luôn ấm cúng, hạnh phúc.
Ngay lập tức, điều ước hiệu nghiệm. Em cùng bố mẹ ăn cơm và nói chuyện vui vẻ, ấm cúng. Chợt em nghĩ đến điều ước thứ hai và nói:
- Điều ước thứ hai con ước mẹ con sẽ khỏi ốm.
Điều ước thứ hai cũng được thực hiện. Mẹ em đã khỏi ốm nói cười vui vẻ. Và cuối cùng em nói điều ước thứ ba:
- Điều ước cuối cùng con ước trên thế giới các bạn nhỏ đều được đi học không còn nghèo đói khổ đau nữa.
Và cuối cùng em nhìn ra đường không còn những người ăn xin. Em rất vui vì đã ước những điều ước có ý nghĩa. Bỗng có một bàn tay chạm nhẹ vào vai em nói:
- Con à! Dậy đi con sao lại ngủ ngật thế này ? Chợt em bừng tỉnh giấc.
Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ nhưng em cũng rất vui vì mơ giấc mơ đẹp.
Tham khảo nha ( mk k có time để viết ) , chúc bn hok tốt !
Tối hôm qua mượn được cuốn truyện cổ tích bên nhà bạn, em thích lắm, cứ ôm nó đọc mãi đến khuya rồi ngủ quên lúc nào không hay biết. Trong giấc mơ em thấy một bà lão tóc bạc phơ, gương mặt hiền từ, tay chống gậy tiến về phía em. Em thấy bà đẹp lão quá vôi hỏi: “Bà là ai thế ạ?” Bà nhìn em với ánh mắt đầy trìu mến và trả lời: “Ta là bà tiên mà con mong được gặp đây.” Ôi! Bà tiên! Em nhảy lên vì vui sướng và hạnh phúc.Em không dám tin vào mắt mình nữa.
Bà tiên ngồi xuống cạnh em và hỏi chuyện. Bà bảo bà thấy em đọc rất nhiều truyện cỏ tích và mong được gặp bà tiên lắm nên hôm nay bà đã vào giấc mơ để em được gặp bà. Bà tiên biết em là một đứa trẻ ngoan nên bà cho em ba điều ước, bà bảo em cứ ước những gì mình thích. Em vui quá, tay chân cứ nhảy múa lung tung lên hết. “Bà hỏi điều ước thứ nhất của con là gì?” Em không suy nghĩ gì vội nói luôn, “Con ước ông bà, cha mẹ con có thật nhiều sức khỏe, không ốm đau bệnh tật gì hết, để mãi ở bên con.” Bà tiên nhìn em cười hiền. Con đúng là một đứa trẻ ngoan, một người con hiếu thảo, biết nghĩ cho ông bà, cha mẹ trước tiên. Rồi bà lại hỏi: “Thế điều ước thứ hai của con nào?” Em suy nghĩ một lúc rồi bảo: “Con ước, sau này con sẽ trở thành một cô giáo hiền lành, biết yêu thương học trò như cô Hoa của con.” Bà tiên vui lắm, bà bảo điều ước của con sẽ trở thành hiện thực, nếu con cố gắng chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời cha mẹ. Và không chờ bà tiên hỏi tiếp, em nói luôn điều ước thứ ba là được bà tiên cho đi dạo một vòng thiên đình. Bà tiên vui vẻ nhìn em và bảo, “vậy giờ chúng ta đi luôn nha.” Thoắt cái, em đã thấy mình đứng trước một cung điện nguy nga, lộng lẫy, lấp lánh sắc màu. Hai bà cháu đang chuẩn bị đi vào tham quan thì bỗng em nghe tiếng gọi văng vẳng bên tai mình: “Mai ơi, dậy đi học nào con, muộn giờ rồi đó.” Vậy là em giật mình tỉnh giấc, em cứ ngồi đó tiếc ngẩn tiếc ngơ mãi, xíu nữa thôi là em được đi tham quan thiên đình rồi.
Em vui lắm, cuối cùng em cũng đã được gặp bà tiên rồi. Em sẽ cố gắng ngoan hơn nữa để có cơ hội được gặp lại bà, được đi tham quan thiên đình.