K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay

Nói đến việc ăn mặc của teen ngày nay, có khá nhiều chuyện dở khóc dở cười. Cách ăn mặc, trang điểm theo những phong cách kỳ quái, ấn tượng của nhiều teen khiến người ta phát choáng.

Tuổi mới lớn là lứa tuổi thích nổi loạn. Từ lối cư xử đến cách ăn mặc đều mang một phong cách khác người.

Ngày nay, không hiếm gặp hình ảnh những nữ sinh cấp 2, cấp 3 ra đường với bộ mặt cộm phấn son, tô trát mắt xanh, môi đỏ, lông mi giả cong vút… Ngay cả những khi mặc đồng phục nhiều teen cũng trang điểm một cách phản cảm như vậy. Nhiều teen lại thích hóa trang trông như một em búp bê Nhật với mái tóc luôn được đánh “xù” công phu, khuôn mặt thì đánh phấn trắng bệch, đôi môi đỏ chúm chím.

Trang phục của teen cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi người có một cách ăn mặc khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các teen thích tự tạo "xì-tai” riêng cho mình mà không qua bất kì trường lớp hay sự hướng dẫn nào của người lớn. Vì thế mà dẫn đến nhiều cách ăn mặc rất lố bịch. Nhiều cô nàng béo ú nhưng cứ thích mặc áo bó sát, nhiều anh chàng gầy nhom lại luôn thích mặc quần tà lỏn ra đường… phơi xương.

Nhiều teen lại có cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi. Có cô nàng đã học năm nhất đại học mà vẫn thích cái kiểu ăn mặc lòe loẹt, quần áo đủ màu sắc rực rỡ.

Sự lố bịch trong trang phục của teen còn thể hiện ở chỗ không hợp với hoàn cảnh. Ở những nơi trang trọng thì nhiều teen lại mặc rất xuề xòa, cẩu thả. Nhưng khi đến những nơi cần đơn giản nhiều teen vẫn cứ cầu kỳ hoa lá. Ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, miếu mạo thì nhiều teen vẫn ăn mặc quần áo cũn cỡn, chẳng biết giữ phép lịch sự.

Các teen cũng rất nhanh nhạy trong việc bắt kịp với bất cứ một trào lưu, phong cách ăn mặc mới nào. Xu hướng thời trang của teen cũng thay đổi luôn xoành xoạch. Vài năm trước đây, mặc quần jean với cạp thật trễ (trễ đến mức hở cả underwear) mới là mốt thì bây giờ, quần jean đã trở thành thứ gì đó hơi lạc hậu. Mốt bây giờ là phải quần legging hay tregging, da bó cạp cao, đủ kiểu có gân, không gân ôm khít vào bụng và chân.

Nhiều teen ngày nay cũng thích bắt chước theo phong cách của sao. Cái “xì-tai” áo dài quần ngắn của các sao gần đây được các teen ưa chuộng. Nhưng nhiều teen muốn tạo phong cách riêng nên bỏ hẳn cái quần ngắn, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài phong phanh nên rất dễ "lộ hàng".

Không chỉ teengirl, nhiều teenboy cũng có cách ăn mặc rất kệch cỡm. Nhiều anh chàng thích mặc quần áo lòe loẹt hoặc tua rua; đầu tóc xanh đỏ, có khi dựng ngược, có khi để chỏm… trông rất kỳ quái. Nhiều teenboy lại cứ thích mặc kiểu trang phục như con gái.

Nhiều teen đầu tư rất tiền vào việc trang điểm, quần áo, giày dép… Nhưng tốn tiền nhiều chưa chắc đã đẹp hơn. Mặc đẹp là phải biết ăn mặc phù hợp với vóc dáng của cơ thể, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng gặp gỡ. Nhiều teen không biết điều này nên ăn mặc rất lố lăng, phản cảm.

Cách ăn mặc của nhiều teen khiến nhiều người ngán ngẩm. Chị Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: "Nhiều học sinh bây giờ ăn mặc rất chướng mắt. Không hiểu là theo kiểu cách gì nữa!".

12 tháng 11 2017

Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay – Bài làm 2

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không.

Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.

Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.

đề 1: bạn tham khảo ở đây nhé

Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bạo lực học đường hiện nay – Văn hay

đề 2: bạn tham khảo tại đây

trình bày suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay.

8 tháng 1 2018

đề 1

I.Mở bài:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

3 tháng 1 2018

2

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

10 tháng 1 2018

1

Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.


Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện facebook-Văn lớp 12
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói facebook chính là một thế giới “bạn ảo”, ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng,tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.



Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá nhiều để lướt face book mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không.

Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.

Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh.

Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, ban thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để ‘đầu tư” vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. NHững mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.

Để hạn chế hiện tượng nghiện facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

16 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

 

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

 

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

 

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

 

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

 

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

 

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

 

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

 

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

 

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

16 tháng 2 2021

https://www.google.com/search?q=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&oq=em+h%C3%A3y+vi%E1%BA%BFt+1+b%C3%A0i+v%C4%83n+n%C3%AAu+suy+ngh%C4%A9+c%E1%BB%A7a+m%C3%ACnh+v%E1%BB%81+v%E1%BA%A5n+n%E1%BA%A1n+b%E1%BA%A1o+l%E1%BB%B1c+h%E1%BB%8Dc+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+hi%E1%BB%87n+nay+%E1%BB%9F+THCS&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8

13 tháng 5 2021

tk 

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….

 


- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….
3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm
4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

13 tháng 5 2021

Tham Khảo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Học sinh lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội,…
Tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.
Tỉ lệ và thời gian học sinh sử dụng thiết bị di động rất cao.
b. Nguyên nhân

Chủ quan: do bản tính hiếu thắng của các em, tò mò, muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn,…
Khách quan: do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường tạo nhiều áp lực, các em không được dạy dỗ đến nơi đến chốn…
c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.
Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.
Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.
d. Giải pháp

Mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập.
Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể.
Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí để các em rèn luyện, ôn tập (không quá ít cũng không quá nhiều).
3. Kết bài

Phê phán việc lười học, nêu cao tầm quan trọng của việc học và liên hệ bản thân.

25 tháng 4 2018
Học tủ ,học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay . Phải chăng vấn đề này nó đã diễn ra từ nhiều năm về trước và cũng không mấy ai quan tâm, chú ý nhiều. Thời gian những năm gần đây tình trạng này nó đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và trở nên đáng báo động. Vấn đề này tuy đã được nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhưng so với xu hướng hiện nay tình trạng này cũng chưa có gì thuyên giảm. Học tủ, học lệch thực ra chỉ là một hình thức học đối phó với thầy cô, đối phó với kỳ thi còn kiến thức hiểu biết sâu sắc về nó chắc hẳn không được đánh giá cao bởi lẽ những người học tốt, học giỏi là những người biết xâu chuỗi kiến thức trong mỗi bài học lại với nhau. Chính vì vậy, nhiều em học sinh lên tiếng rằng học tủ, làm bài tốt tại sao không tốt mà các em hoàn toàn không biết lý do của nó là gì? Tại sao bài làm của mình lại không được đánh giá cao? Câu trả lời hoàn toàn là do bài làm không có tính sáng tạo, không có tư duy tốt như những em học sinh khác Rất nhiều em học sinh biết trước được điều đó nhưng các em vẫn học tủ,học lệch bởi lẽ có lẽ đó là truyền thống mà các em học được từ các bậc anh chị đi trước nó đã ngấm sâu vào các thế hệ học sinh sau này hoặc chính từ một số thầy cô trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là các em tin rằng cũng có những người học tủ, học lệch với nhưng vẫn đạt số điểm cao trong các kỳ thi lớn. Hơn nữa, nhiều em học sinh mong đợi quá nhiều vào học tài thi phận, hy vọng vào cảm giác của mình quá nhiều, cách học này mang tính rủi ro rất cao và hậu quả của nó để lại nghiêm trọng nếu đề thi traí ngược lại với những gì các em đã suy đoán từ trước, thêm vào đó “ học tủ, học lệch” khiến các em thụ động trong tất cả mọi thứ từ cách thức diễn đạt cho đến áp dụng nó vào bài thi. Bởi lẽ một bài thi được điểm tuyệt đối luôn là bài thi sáng tạo, thể hiện sự thông minh trong cách giải quyết ngay trong chính bài làm chứ không phải một bài thi rập khuôn mà ai cũng biết. Đây là một vấn đề gây sức ép từ phía phụ huynh và nhà trường, cả hai bên phải hòa hợp cùng tìm ra phương pháp giáo dục tâm lý cho con em hiểu hơn về mặt tiêu cực của học tủ, học lệch và tìm ra hình thức giúp các em tư duy học tập ở nhiều góc độ giúp các em phát huy tài năng, tỏa sáng, tự tin sải bước trong những kỳ thi lớn bằng vốn kiến thức khổng lồ của mình
25 tháng 4 2018

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.