Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nghĩa là bn ý chắc thik bn hoặc có thứ j đó để trả thù bn ko đăng linh tinh nhoa
Câu trả lời:
1. Cái Bóng
2. Dùng Ống Hút
3. Con chó đỏ người ta gọi là con chó... đỏ. hehe! :3
4. Rằm là 15 (ngày rằm = ngày 15), vậy chết 15 con
5. Chơi cờ
6.
Bà đấy chết năm 73 tuổi và do bị con bò đá chết
Giải thích
Bà đó= bò đá
Bả bay=bảy ba(73)
7. Một cái hố (nhưng nhỏ hơn cái hố có 2 người đào)
8. Xã Hội
9. Có 1 chữ C trong câu :"Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!"
10. Cổ Tay Phải
Tình mẫu tử luôn rất thiêng liêng dù ở loài động vật nào đi chăng nữa. Người xưa có câu: "Hổ dữ cũng không ăn thịt con". Điều đó có thể thấy, người mẹ nào cũng thương con hết mực. Gà mẹ và đàn con cũng là một minh chứng tiêu biểu. Nhà nội em có một đàn gà, nội nuôi cũng đã lâu. Mới đây, gà mái mẹ của nội đã ấp được mười chú gà con bụ bẫm xinh xinh. Mới nở, nên gà con còn rất non nớt, đi đứng cũng không vững. Bộ lông màu vàng non tơ của nó càng khiến nó trở nên dễ thương hơn. Hàng ngày, mỗi sáng, nội thả nó ra ngoài sân vườn bắt giun rỉa cỏ. Gà mẹ đi trước dẫn đường, đám gà con lâu nhâu chạy lon ton phía sau. Phải nói rằng, lúc đó, nhìn cảnh tượng rất đáng yêu. Mấy chú gà con, đi đứng còn vụng về vội vã chạy theo mẹ chỉ trực chờ như sắp ngã. Gà mẹ oai phong to lớn đi trước, gà con nhỏ xíu lúc nhúc đi sau thật ngoan ngoãn. Ra đến sân vườn, gà mẹ bắt đầu tìm giun rỉa cỏ. Gà mẹ làm trước rồi hướng dẫn gà con phía sau. Gà con cũng bắt đầu tập mổ mổ xuống dưới đất như mẹ đã làm. Gà mẹ chăm chú bới đất tìm giun nhưng vẫn không quên quan sát, chú ý các con yêu của mình. Gà mẹ muốn bảo vệ cho con, không muốn đứa nào bị đi lạc hay bị bắt nạt bởi các con gà lớn hung hăng trong đàn. Mỗi khi có dấu hiệu bị tấn công, gà mẹ lại xòe cánh che chở cho cả đàn con lúc nhúc dưới chân, xù lông lên ánh mắt hình viên đạn nhìn kẻ thù. Lúc đó, trông gà mái mẹ thật dữ tợn. Có lần, không biết con diều hâu từ đâu bay đến đánh hơi được chỗ gà con đang rỉa rỉa cỏ, nó lượn lờ lượn lờ, chuẩn bị sà xuống bắt gà con đi. gà mẹ nhanh chóng xòe cánh xông lên sẵn sàng chiến đấu với con diều hâu. Từ lúc đó, gà mẹ luôn chú ý sát sao mấy đứa con, không quên để ý tình hình xung quanh để đề phòng. Và gà con cũng ngày một lớn lên, chúng đã biết tự bảo vệ mình nhưng vẫn ngày ngày theo mẹ ra sân vườn, sân bãi, cùng bới giun tìm mồi.
Vài tuần trước con gà mái nhà tôi đã đẻ ra một đàn gà con rất xinh xắn và dễ thương. Mới ngày nào còn đang nằm tron lòng mẹ mà bây giờ chúng đã đi kiếm mồi với mẹ. Nhìn cảnh chúng kiếm mồi thật là thích thú biết bao.Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũn cỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vàng ươm vậy. Buổi trưa trời đẹp lắm chú gà mái mẹ thủ thỉ vào tai đàn con của nó, hình như là nói với các con trời nắng rất đẹp chúng ta hãy cùng nhau đi kiếm mồi vào hôm nay nhé. Nghe lời mẹ lũ gà con răm rắp xếp thành từng hàng một như một đội quân tiến ra ngoài sân.Con gà mẹ đi đầu tiên dẫn những chú gà con đi phía sau. Chúng lúc rúc đi theo mẹ không rời nửa bước. Thỉnh thoảng có con đang đi thì bỗng lạc được một đoạn khá xa. Nó lại lon ton chạy theo may mắn cho nó là vẫn kịp chạy theo đàn. Đàn gà đi qua sân rồi đi vào bãi đất trống ngay đầu ngõ nhà tôi để kiếm mồi. Đã đến được nơi đàn gà con cùng mẹ dừng lại chỗ bãi đất và bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm thức ăn của chúng. Do chúng cũng chưa có kinh nghiệm trong việc kiếm mồi nên nhìn chúng vẫn còn gượng gạo lắm. Một số con gà đầu đàn rất nhanh nên đã kiếm được
Chuột điếc là chuột hư tai, mà hư tai có nghĩa là 24
=> có 24 con chuột đi qua
Học tốt
Thứ tự những việc mà đàn kiến đã làm để xây dựng họ hàng nhà mình là:
Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn
Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang
Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
13 con gà chứ
mười ba nha