Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Dụng cụ để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Trạng thái tâm lí.
1.
a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.
b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.
2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.
- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
3.
a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.
c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.
Có thể đặt tên cho các trường từ vựng như sau:
a. Lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh cá, thủy sản.
b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ: đồ dùng để chứa, đựng đồ trong gia đình.
c. Đá, đạp, giẫm, xéo: hành động của chân.
d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi : trạng thái tâm lý, tình cảm con người.
e. Hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách con người.
f. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì: đồ dùng để viết.
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
a, TTV quê hương
b, TTV đồ dùng học tập