Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
2. Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
3. Bài thơ " LƯỢM" của Tố Hữu ấy
TK
2.
– Giống nhau:
+ Không nói đúng thực tế của sự việc, hiện tượng.
+ Cả 2 đều là biện pháp tu từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, trong văn học thơ ca.
– Khác nhau:
+ Nói quá nhằm phóng đại sự việc lên, làm tăng thêm sự nổi bật của vấn đề cần nói, tạo ấn tượng mạnh cho người nghe.
+ Còn nói giảm nói tránh thì làm giảm bớt đi so với thực tế nhằm giúp sự việc hiện tượng trở nên nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn hoặc tâm lý hơn qua đó người nghe cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo một số định nghĩa được sách giáo khoa biên soạn chính xác nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Biện pháp này dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày của con người. Đồng thời nói giảm nói tránh còn được dùng trong thơ ca, văn chương.
Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
Ví dụ nói giảm nói tránh
– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng.Sử dụng nói giảm nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ
=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.
– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
– Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng: Cậu thanh niên kia khiếm thị.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
– Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng: Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác.
– Ông ấy bị bệnh nặng sắp chết. Thay thế bằng: Ông ấy bị bệnh nặng sắp mất.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện sự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Bạn Nga là một học sinh chậm hiểu hơn các bạn trong lớp. Tuy vậy, các bạn trong lớp không chế diễu bạn mà còn giúp Nga học tốt hơn. Sau mỗi giờ học, chúng tôi chỉ cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu. Nga rất biết lắng nghe và học hỏi. Sau một thời gian kiên trì, bạn Nga đã tiến bộ vượt bậc trong học tập. Hôm nay, bạn được những hai điểm 8 môn Toán và Văn nhé. Đúng là cần cù bù khả năng. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ là chúng ta sẽ học tập tốt hơn. Vì vậy, các bạn đừng tự ti nhé, hãy siêng năng học tập.
Nói giảm - nói tránh: chậm hiểu.
Nói quá: vượt bậc.
Tham Khảo
1. Cậu học môn toán quá tệ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Toán.
2. Chiếc xe này xấu quá
=> Cách nói giảm nói tránh: Chiếc xe này không được đẹp.
3. Ông già đã chết hôm qua.
=> Cách nói giảm nói tránh: Ông già mới qua đời ngày hôm qua.
4. Chữ cậu xấu lắm
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu luyện chữ thường xuyên cho đẹp hơn.
5. Anh bộ đội chết khi đang làm nhiệm vụ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Anh bộ đội hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.