Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Kế hoạch Nava là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954).
Đáp án C
1. kế hoạch Rơ-ve (13-5-1949)
2. kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (cuối năm 1950)
3. kế hoạch Na-va (7-5-1953).
Đáp án B
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Đáp án A
Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là một kế hoạch tập trung binh lực. Trong đó: ở bước thứ nhất của kế hoạch Nava, quân Pháp ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh; trong bước thứ hai kế hoạch Nava, Pháp ra sức tăng cường quân bằng việc rộng, tăng cường ngụy quân, đưa thêm 12 tiểu đoàn bộ binh từ Pháp và Bắc Phi sang Đông Dương. => Pháp muốn tập trung binh lực để tạo nên sức mạnh thép, trên cơ sở sức mạnh đó, Pháp có thể giành thắng lợi quân sự và kết thúc chiến tranh.
Đáp án A
- Đáp án A đúng vì điểm chung giữa các kế hoạch quân sự: kế hoạch tấn công Việt Bắc (1947); kế hoạch Rơve; kế hoạch Nava của thực dân Pháp triển khai ở Đông Dương là nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Đáp án B loại vì sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh và phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
- Đáp án C loại vì thực dân Pháp không đề ra nội dung chiến tranh tổng lực trong cả 3 kế hoạch này.
- Đáp án D loại vì chỉ đến kế hoạch Nava thì Pháp mới đề ra kế hoạch giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.
Đáp án B
Đối với kế hoạch Rơ ve: sau khi thất bại ở cuộc chiến đấu ở các độ thị phái Bắc vĩ tuyến 16, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản
=> Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm tấn công vào cơ quan đầu não và bộ đội chủ lưc của ta, xoay chuyển cục diện chiến tranh.
- Đối với kết hoạch Đờlát đơ Tatxinhi sau khi thất bại ở chiến dịch Biên giới, Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường
=> Pháp thực hiện kế hoạch này nhằm giành lại thế chủ động đã mất.
- Đối với kế hoạch Nava: thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, vùng chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến trường ngày càng lầm vào thế phòng ngự bị đông.
=> Pháp thực hiện kế hoạch này nhằm khắc phục các khó khăn nêu trên, đồng thời với đó là sức ép của Mĩ buộc phải tiến hành kế hoạch này nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh
Đáp án C
Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954.
Đáp án A
Chiến thuật Pháp - Mĩ sử dụng trong kế hoạch Rơve là “khóa then cửa” thông qua việc tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa chặt biên giới Việt- Trung, ngăn chặn sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Đồng thời thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La) để ngăn chặn sự chi viện từ liên khu 3 và 4 cho chiến trường Việt Bắc
Đáp án: C