Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.
- Việc trình bày giải thích rõ với lớp giúp mọi người hiểu được rằng công việc này không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi việc khác sẽ được mọi người thấu hiểu và chấp nhận.
Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:
a) Nói với bố mẹ mong muốn của em.
- Nói với bố mẹ rằng em thích đi xem xiếc hơn và muốn được đi xem xiếc. Điều đó giúp bố mẹ hiểu ra và nhìn nhận lại mong muốn của em và sẽ điều chỉnh nếu có thể hoặc cho lần sau.
câu 1:tôi sẽ thăm hỏi sức khỏe tình hình của ng đó và sẽ chăm sóc cho cô (chú)
câu 2:tôi sẽ khuyên bạn ấy ko nên làm vậy
có đk vậy ^^
a) Tán thành.
- Chúng ta cần phải tự học bài thì mới có thể làm được bài trong kiểm tra, thi cử. Do đó không cần phải đi chép bài của bạn và trở nên trung thực trong học tập.
b) Tán thành.
- Khi chưa hiểu bài nên hỏi bạn bè, thầy cô để hiểu bài hơn. Từ đó có thể làm được bài tập cũng như bài kiểm tra mà không cần phải đi chép bài bạn.
c) Tán thành.
- Nếu chúng ta không vui vẻ, tận tình thì bạn sẽ cảm thấy tự mình rất phiền phức, xấu hổ khi nhờ chúng ta hướng dẫn và từ đó lần sau sẽ không nhờ ai hướng dẫn nữa. Kết quả là ngày càng không hiểu bài khi gặp bài khó.
d) Tán thành.
- Khi nói ra chúng ta phải xem được và mất điều gì. Nếu chúng ta nói với cô giáo điều đó và chỉ đích danh một ai đó thì chúng ta sẽ không nhận được sự cảm kích mà sẽ bị nhận sự thù ghét của bạn bè. Do đó cần phải ứng xử khéo léo trong trường hợp.
đ) Tán thành.
- Không cầu cứu, xin xỏ bạn cho chép bài, sẵn sàng nhận phạt khi không làm bài tập là biểu hiện của người có lòng tự trọng, dũng cảm và biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
e) Tán thành.
- Khi trung thực trong học tập ta cần phải có lượng kiến thức đủ để hoàn thành các bài kiểm tra, thi cử. Do đó cần phải ham học hỏi, muốn tiến bộ, tự lập và không cần phải phụ thuộc vào người khác thì mới trung thực trong học tập được.
a) Lời khuyên: bạn có thể tìm tài liệu tham khảo để giải bài tập hoặc nhờ bố mẹ, anh hướng dẫn làm hộ. Hoặc có thể gọi điện cho cô giáo để cô giảng bài.
b) Lời khuyên: nhờ bạn bè chép bài đầy đủ để chép lại bài giảng trên lớp, không hiểu chỗ nào thì hỏi bài bạn luôn và hoàn thành đủ bài tập cô giao.
c) Lời khuyên: nhờ bố, mẹ hoặc ai đó ở nhà mang sách đến lớp. Nếu không có ai thì nhờ bạn bên cạnh cho xem cùng.
d) Lời khuyên: cố gắng vừa trông em vừa hoàn thành bài tập. Hoặc vẫn cố gắng trông em và dành thời gian buổi đêm hoàn thành bài tập. Nếu không thể thì hôm sau đến lớp thú nhận với cô giáo là chưa làm bài tập.
a) Em sẽ im lặng và tiếp tục để mọi người làm bài. Nhưng sau giờ kiểm tra em sẽ đến hỏi Nam có thấy khó khăn gì trong môn học và đề nghị được giúp đỡ Nam học tập.
b) Em sẽ cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong giờ kiểm tra lần sau và đề nghị cô giáo đổi chỗ ngồi cho mọi người.
c) Em sẽ xin lỗi bạn nhưng đồng thời cũng nêu rõ quan điểm của mình là không muốn cho bạn chép bài. Và em sẽ đề nghị được giúp bạn học tập cùng nhau để cải thiện khả năng học tập của bạn.
a,Em sẽ im lặng và làm bài tập để mọi người làm bài.Nhưng khi em làm xong nếu khi còn thời gian em có thể hỏi Nam có bài gì đang gặp khó khăn.
b,Em sẽ cố gắng học tập tốt để điểm cao hơn và đề nghị cô rằng có một bạn đang chép nên cô đổi chỗ khác cho mọi người.
c,Em sẽ xin lỗi bạn và hứa sẽ cho bạn chép bài ngày mai.Có thể em nêu rõ quan điểm mà em ko cho bạn chép bài.
a) Không tán thành.
Bởi cần biết ơn bất cứ ai đã từng dạy dỗ chúng ta.
b) Không tán thành.
Bởi dạy học không phải là trách nhiệm của các thầy cô giáo
c) Không tán thành.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, dìu dắt chúng ta. Do đó không thể phủ nhận công lao của thầy cô giáo.
d) Tán thành.
Thầy cô giáo đều mong học sinh mình dạy giỏi giang và chăm chỉ. Do đó học giỏi chính là món quà lớn nhất để tỏ lòng biết ơn họ.
Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
- Việc im lặng, giận dỗi, phản ứng gay gắt chỉ khiến cố phản cảm và nghĩ rằng em bị phê bình là chính xác. Nên gặp cô giáo riêng để giải thích rõ ràng để cô giáo nhìn nhận lại vấn đề và không hiểu lầm em.