K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2018

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)



 

13 tháng 1 2018

nếu muốn bạn hãy cho tôi biết cô nào dạy văn các bạn và bạn học trường nào 

21 tháng 12 2023

dễ mà tự làm ik

 

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

14 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chung về người thân của em.

2. Thân bài

Tả hình dáng, trang phục.Tả những sự việc, hành động, lời nói của người thân.Tả tính tình, nội tâm, cá tính,…Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó.

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của em đối với người thân đó.
14 tháng 9 2021

a. Mở bài

- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến - mẹ của em.

 

- Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:

“Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

“Mẹ già ở tấm lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

“Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

b. Thân bài

- Miêu tả về mẹ:

Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngàyMiêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹTính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

- Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đìnhTình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

- Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

c. Kết bài

- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

- Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.

24 tháng 11 2016

Đề 3: T mẹ của em

Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.

- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng

- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.

- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.

 

Kết bài:

Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.



 

24 tháng 11 2016

Đề 1. Tả hình dáng, tính tình của một bé đang tuổi tập đi.

Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?

- Cu Ti là em ruột cùa tôi.

- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.

Thân bài:

a) Tả hình dánq của em bé

- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.

+ Đôi mắt tròn long lanh.

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

+ Thích đi giày vai.

b) Tính tình ngây thơ của bé

- Tập đi, tập nói:

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

- Sinh hoạt cùa bé:

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn



 

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ em lúc chăm sóc em khi bị ốm

Ví dụ:

Trong gia đình, em rất yêu mẹ. Mẹ là người luôn ân cần chăm sóc em mỗi khi bị ốm.

II. Thân bài: tả mẹ chăm sóc em khi bị ốm

1. Tả dáng vẻ mẹ lúc em bị ốm

- Mẹ rất lo lắng và hoảng hốt

- Khi em lên cơn sốt mẹ em chạy đôn chạy đáo

- Mẹ chạy đôn chạy đáo để mua thuốc, nấu cháo cho em

2. Tả hành động của mẹ lúc em bị ốm

- Mẹ nấu cháo và bón cho em ăn

- Mẹ mua thuốc cho em

- Mẹ lau người cho em mỗi khi em bị sốt

- Mẹ nhìn em trìu mến

- Mẹ xin cô cho em nghỉ học

- Mẹ chạy tất bật, mẹ vừa chăm sóc em vừa phải làm việc

- Mẹ rất mệt nhưng vẫn không than vãn

- Mẹ luôn luôn quan sát em

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mẹ khi chăm sóc em bị ốm

Ví dụ:

Nhìn thấy mẹ chăm sóc em ần cần và chu đáo, em rất thương mẹ. em sẽ cố gắng khỏi bệnh để mẹ em không còn phải mệt nhọc.

Bài văn mẫu :

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"

Đúng thế, tới tận bây giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của câu thơ đó. Tôi đã nhiều lần tự hỏi "Liệu ba mẹ có thương mình không"? Chắc là các bạn đang rất ngạc nhiên về câu hỏi này nhỉ? Tôi thường luôn nghĩ rằng mẹ không quan tâm đến tôi nhưng tôi đã lầm.

Từ lâu rồi tôi không nhìn kĩ mặt mẹ, cho dù mẹ có thay đổi ra sao tôi cũng không biết. Hôm đó, tôi đi học với tâm trạng uể oải, đầu đau như búa bổ. Tôi gắng gượng ngồi học cho hết buổi như có tấn đá nặng ngàn cây đè lên đầu tôi. Tối về, tôi trèo vào phòng ngay, bỏ bữa cơm tối mà cô giúp việc đã dọn sẵn. Tôi nằm bẹp trên giường, tai ù hẳn đi. Trời khuya lắm rồi, tôi nằm quằn quại trên giường, mồ hôi toát ra như tắm. Đột nhiên có bàn tay mát lạnh đặt trên trán tôi. Tôi cố mở mắt nhưng hình như chúng không phải của tôi nữa. Tôi mơ màng thiếp đi trong vòng tay yêu thương ấy.

Ánh nắng lọt qua khe cửa sổ, không khí mát mẻ của mùa lá rụng ùa vào phòng tôi. Tôi mở mắt và thấy mẹ đang ngồi trên đầu giường, mẹ nói:

- Con uống thuốc đi nào!

Tôi miễn cưỡng há miệng mặc dù tôi rất ghét thuốc. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn mẹ thật kĩ. Hình như mẹ đã già hơn trước thì phải. Mái tóc mẹ đã điểm mấy sợi bạc, không còn đen óng nữa. Trên gương mặt trái xoan của mẹ đã có vài nếp nhăn. Tôi cố gắng nhìn thật rõ. Đuôi mắt của mẹ đã có vài vết chân chim, chứng tỏ suốt thời gian qua mẹ đã phải vất vả nhiều. Cái mũi dọc dừa và đôi môi anh đào mọng nước là thứ đã tạo nên nét yêu kiều của mẹ nhưng giờ đã phai tàn. Tôi chợt nhận ra chỉ có hơi ấm từ bàn tay mẹ và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho tôi là không hề thay đổi. Đến trưa vì tôi khong nằm được gió quạt máy nên mẹ đã lấy quạt giấy quạt cho tôi. Vì đã là giữa trưa nên trời nóng bức lạ kì. Thường thì giờ này mẹ đã ngủ trưa nhưng vì tôi bị ốm nên mẹ vẫn ngồi đó, ngồi kế bên tôi lúc này. Những giọt mồ hôi lấm tấm nhảy nhót, lăn dài trên mặt mẹ như những hạt mưa. Mái tóc mẹ cột cao, điểm thêm cái nơ tôi đích thân làm cho mẹ vào ngày 8/3. Tôi kinh ngạc không ngờ rằng mẹ vẫn còn giữ nó, thì ra bấy lâu nay mẹ vẫn quan tâm và và gìn giữ những món quà của tôi tặng cho mẹ. Không gian đột nhiên vắng lặng chỉ còn tiếng quạt kêu phành phạch giữa trưa nắng oi ả. Hôm nay, mẹ mặc bộ quần áo màu tím sẫm thứ màu mà tôi rất thích. Mẹ cũng dùng loại nước hoa trái cây mà tôi hay xuýt xoa khi mẹ xịt cho tôi. Không! Mẹ chưa hề thay đổi, chỉ có lòng tôi thay đổi mà thôi.

Ôi! Tôi không biết nói thế nào cho hết rằng tôi thương mẹ biết bao. Mẹ tuy có những lần đánh mắng tôi nhưng tôi biết rắng chỉ vì mẹ thương tôi. Mong sao mẹ sẽ sống mãi cùng với con cháu để hình ảnh tận tụy chăm sóc con khi ốm khi ngủ:

"Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

7 tháng 5 2022

Tết đến, xuân về là dịp cả gia đình em sum họp với những giây phút thật ấm cúng.

Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị để đón Tết. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Khắp các khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Tiếng người mua bán thật nhộn nhịp. Chợ Tết rất nhiều các mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, giày dép… Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn.

Vào ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Sau khi ăn uống xong, em và anh trai lại cùng nhau ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Còn mẹ và bố thì bận rộn chuẩn bị đồ cúng giao thừa. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Với em, ngày tết chính là những ngày hạnh phúc nhất. Vì khi ấy, mọi người không còn bận rộn làm việc, học tập. Ai cũng có những giây phút thảnh thơi để ở bên những người thân yêu.

BÀI CỦA BẠN ĐÂY

16 tháng 11 2017

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.

Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.

Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa

Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.

Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.

Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.