Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những người khốn khổ :
- Ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng 1830. Một xã hội tư sản tàn bạo được phản ánh trong những nhân vật phản diện như Giave, Tênácđiê. Tình trạng cùng khổ của người dân lao động cũng được mô tả bằng những cảnh thương tâm của một người cố nông sau trở thành tù phạm, một người mẹ, một đứa trẻ sống trong cảnh khủng khiếp của cuộc đời tối tăm, ngạt thở. Dưới ngòi bút của Hugo, Paris ngày cách mạng 1832 đã sống dậy, tưng bừng, anh dũng, một Paris nghèo khổ nhưng thiết tha yêu tự do.
- Diễn tả xã hội tư sản với một số nhân vật độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm , trình bày chế độ như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những người cùng khổ, đè lên người họ như một thứ định mệnh khốc liệt với các thứ công cụ ghê tởm như tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, với báo chí, dư luận, thành kiến, tập quán.
Lĩnh vực | Tác giả - Tác phẩm |
Văn học | - Cooc-nây (1606 - 1684) bi kịch cổ điển Pháp. - La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. - Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp... - Ban-dắc (Pháp 1799 - 1850). - An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 - 1875). - Pu-skin (Nga, 1799 - 1837). - Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 - 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784),... => Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại. Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. |
Nghệ thuật | Âm nhạc - Bét tô ven - Đức - sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. - Mô da (1756-1791)- người Áo. * Hội họa Rem-bran (1606-1669) - hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh. * Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX - Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755); Vôn-te (1694 - 1778); G. Rút-tô (1712 - 1778) => Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích” |
Nôi dung chính của tác phẩm “Những người khốn khổ” của tác giả Vích-to Huy-gô là thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Đáp án cần chọn là: B
Lĩnh vực | Tác giả - Tác phẩm |
Văn học | - Vích to Huy-gô (1802 - 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng - Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …. - Pu-skin - Nga; Ban dắc - Pháp..... - Lỗ Tấn (1881 - 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,... - Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...tập Thơ Dâng...thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo... - Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba. |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. - Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga) - Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng |
Nội dung các tác phẩm của Mác Tuên mang tính thần phê phán sâu sắc, ông miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thể hiện lòng yêu thương đối với con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ
Đáp án cần chọn là: D
Tham khảo: Nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
- Hoàn cảnh:
+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, như: ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phí bắc. Do đó, vua Tống lập kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm hướng mâu thuẫn ra bên ngoài, giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.
+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến, nhà Tống huy động lực lượng, xây dựng ba căn cứ quân sự và hậu cần tại Khâm châu, Liêm châu, Ung châu và nhiều trại quân áp sát biên giới Đại Việt.
- Chủ trương và hành động của nhà Lý:
+ Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương “ngồi im đợi giặc không bằng đem quân chặn trước thế mạnh của giặc.
+ Cuối năm 1075 đầu năm 1076, quân đội nhà Lý chủ động bao vây tiêu diệt ba căn cứ quân sự, hậu cần và các trại dọc biên giới của quân Tống. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.
- Diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt:
+ Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.
+ Từ tháng 1 đến tháng 3/1077, Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông, tấn công phòng tuyến Như Nguyệt nhưng thất bại.
+ Cuối tháng 3/1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại của quân Tống, khiến quân Tống thua to “mười phần chết đến năm, sáu”.
+ Trước tình thế quân Tống đang hoang mang, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa, chủ động kết thúc chiến tranh.
- Kết quả: Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng), nối lại bang giao hai nước.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Đại Việt.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
*Nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Lý Thường Kiệt:
- Kế sách “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công trước để phá sự chuẩn bị của quân Tống (ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu), đẩy quân Tống vào thế bị động.
- Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên để lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt làm nơi quyết chiến với quân Tống.
- Phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân.
- Dựa vào phòng tuyến Như Nguyệt để đánh phòng ngự; chớp thời cơ quân Tống suy yếu để tiến hành tổng phản công.
- Đánh vào tâm lí địch; chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh nhằm: tránh tổn thất, hi sinh xương máu cho cả hai bên; đồng thời khéo léo giữ được mối quan hệ trong bang giao với nhà Tống sau này.
Đáp án: D
Giải thích: Mục…bài 37….Trang…188…..SGK Lịch sử 10 cơ bản
Đáp án: C
Giải thích: Mục…2….Trang…40…..SGK Lịch sử 11 cơ bản
Nhà Văn Mô lie ( 1622-1673) là nhà hài kịch cổ điển pháp, nổi tiếng với những tác phẩm Đông Jang, lão hà tiện, người bệnh tưởng. Riêng tác phẩm lão hà tiện có nội dung:
Nhân vật chính trong Lão hà tiện là Harpagon (tiếng Latin có nghĩa là keo kiệt) - một tay tư sản giàu sụ luôn tìm mọi phương kế để kiếm thật nhiều tiền. Và cho vay nợ lãi là một trong số phương thức mà lão đã dùng. Harpagon khoảng 60 tuổi, góa vợ, có 2 người con là Cléante và Élise. Cả hai đều có những mối tình thắm thiết. Cléante yêu nàng Mariane xinh đẹp, một cô gái sống nghèo khổ nhưng cũng là người mà cha chàng đang ngấp nghé để cưới làm vợ. Chính điều này đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa hai người, làm sứt mẻ tình cha con bấy lâu. Élise yêu Valère nhưng bố nàng lại buộc nàng phải kết hôn với Anselme - một người đã có tuổi nhưng giàu có và không đòi của hồi môn. Quyết định này cũng làm cho mối quan hệ giữa hai cha con ngày càng trở nên căng thẳng.
Với sự giúp đỡ của gã đầy tớ ranh ma La Flèche, Cléante tìm mọi cách vay món tiền lớn để thỏa chí tiêu pha hoang tàng. Nhờ một người môi giới, anh ta tìm đến một người cho vay nặng lãi. Song, đến khi ký giao kèo, mới té ra người cho vay ấy chính là Harpagon và Harpagon mới vỡ lẽ kẻ đi vay nặng lãi, chính là con trai mình. Hốt hoảng, lão tìm cách đề phòng cái tráp vàng lão chôn trong vườn. Lão vẫn quyết tâm lấy Mariane. Trong buổi gặp gỡ với Mariane, Harpagon khám phá ra rằng con trai lão cũng yêu Mariane, rồi tiếp đó, một tin sét đánh khác: cái tráp vàng của lão không cánh mà bay. Lão hớt hơ hớt hải, kêu la. Trong một cuộc gặp gỡ với Anselme, tình cờ mọi người mới biết Anselme là cha của Mariane và Valère, và La Flèche đã lấy cắp tráp vàng cho cậu chủ Cléante của mình. Harpagon bị rơi vào tình huống nan giải buộc phải lựa chọn: hoặc là tráp vàng hoặc là để Cléante kết hôn cùng Mariane. Nhưng với bản tính keo kiệt và hám tiền, Harpagon bằng lòng gả Élise cho Valère và “nhường” Mariane cho Cléante, sau khi Anselme bằng lòng chịu mọi phí tổn về lễ cưới của con trai và con gái mình, và sung sướng lấy lại được vàng.
>> tác phẩm phản ảnh sự bốc lột, hà khắc của giai cấp tư sản