Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”
→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”
- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn
→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:
+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.
+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình
→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên
Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè
- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống
- Sức sống
+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng
+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian.
+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật
⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.
- Nghệ thuật nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
- Ngôn từ: mạnh mẽ, giàu sức biểu đạt
- Nhịp điệu: nhanh, dứt khoát
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Ôn lại kiến thức cũ
- Áp dụng vào bài thơ → tác dụng của các biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
- Điệp từ: nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày
- Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, làm cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao, khiến cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe
- Nhân hóa: Giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người yêu quý và quý trọng thiên nhiên hơn.
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.
- Nét khác biệt:
+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian
+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.
Chọn đáp án: A