Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
- Các câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì…Ông bảo: Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”
Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:
“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật | Diễn biến tâm lí nhân vật | Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa | Thị Mầu >< Thị Kính - Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành | - Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, kín đáo | - Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh - Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an | - Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, số phận éo le |
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp | Mẹ Đốp >< Xã Trưởng Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh | - Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo. - Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn | - Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống. - Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống. | - Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,… - Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,… |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của nhân vật | Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án | - Huyện Trìa trong vai trò quan tòa >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc; - Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm | - Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí - Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc, ăn nói đong đưa,… | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động lời thoại của nhân vật | Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường |
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Thói háo sắc của Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra | - Thầy Nghêu: kẻ đội lốt tu hành, háo sắc; - Đê Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy - Huyện Trìa: háo sắc, sợ vợ | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém, hành động, lời đối thoại của nhân vật | Vạch trần thói háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu – những kẻ mắc lỡm. |
Tham khảo:
- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Dựa trên câu ca dao:
Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.
+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh.
+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.
+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà.
+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.
- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.
- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.
- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.
- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
Chọn đáp án: C