Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Châu Mỹ là một châu lục nằm ở Tây Bán Cầu. Châu lục này bao gồm lục địa Bắc Mỹ, eo đất Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.
Bị ngăn cách khỏi châu Âu bởi Địa Trung Hải, nó nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez (bị cắt ngang bởi kênh đào Suez) có bề rộng 130 km (80 dặm). Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez (thông thường cũng được coi như là thuộc châu Phi).
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2(5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.
Châu Đại Dương là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích 8.525.989 km² và dân số khoảng 40 triệu. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.
*) Đặc điểm tự nhiên của Châu Mỹ:
- Nằm trải dài trên nhiều vĩ độ
- Diện tích: 42 triệu km2
- Có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất
- Nối liền 2 lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ là kênh đào Pa - na - ma
*) Đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực
- Bao gồm: lục địa Nam Cực và các đảo bao quanh
- Được bao bọc bởi: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
- Diện tích: 14,1 triệu km2
- Khí hậu lạnh giá quanh năm, nhiệt độ luôn dưới 0 độ C
- Vận tốc gió 60km/giờ
- Băng tuyết bao phủ quanh năm
*) Đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương
- Bao gồm: lục địa Ốt - xtray - li - a, chuỗi đảo trong vùng biển Thái Bình Dương
+) Mi - c rô - nê -di : đảo san hô
+) Mê - la - nê - di : núi lửa
+) Pô - li -nê - di: san hô và núi lửa
+) Niu - di - len : lục địa
- Các đảo trong Châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
- Lục địa Ốt - x trây - li -a : khí hậu nóng và khô hạn
*) Đặc điểm tự nhiên của Châu Phi
- Có dạng khối mập mạp, diện tích trên 30 km2
- Phần lớn diện tích lãnh thổ nằm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Tiếp giáp với hai biển , 2 đại dương và Châu Á
- Đường bờ biển Châu Phi ít bị cắt xẻ
Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
Ô-xtrây-li-a
Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao độ Trái Đất nóng lên đang đe doạ cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu đại dương.
1
vị trí địa lí, địa hình:
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô xtay li a và quần đảo trong Thái Bình Dương
+ địa hình: là chuỗi đảo núi lửa ( Melađêni) và các đảo san hô ( mioronedi)
- có những trận cuồng phong trên biển như bão nhiệt đới , sóng thần
2 khí hậu thực vật và động vật :
+khí hậu: phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm, điều hòa mưa nhiều
+thực vật: rừng rậm nhiệt đới phát triển xanh tốt
- Nguyên nhân: do nằm ở giữa biển
- lục địa Ô-xtrây-li-a phần lớn là hoang mạc
-nguyên nhân : ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và địa hình
+ động vật : nhiều loài độc đáo nhất thế giới như thú có túi, cáo mỏ vịt
- nguyên nhân do điều kiện tự nhiên
-quần đảo niu-di-len và quần đảo phía nam ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới
nam quốc sơn hà
rừng giúp ngăn lũ lụt, giữ nước để chống hạn hán
thái bình dương
châu phi có khí hậu khô hạn, nóng bậc nhất thế giới. vì đường xích đạo đi ngang qua châu lục
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chỉu tịch Hồ Chí Minh làm em liên tưởng đến bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Nam Quốc Sơn Hà)
Vai trò của rừng đối với đời sống của nhân dân ta là gì?
- Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. Rừng còn là nơi nuôi giữ những loài động vật, thực vật quý hiếm.
Đại dương có độ sâu lớn nhất thuộc về:
Thái Bình Dương
Em hãy nêu đặc điểm của châu Phi. Vì sao châu Phi lại có khí hậu đó.
- Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên không lồ, trên có các bồn địa lớn.
- Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền, nên châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất là:
Tên các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương
Tên các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Các châu lục là: Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương.
Các đại dương là: Đại Tây Dương, Bắc Băng Băng Dương, Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương.
Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất trên thế giới, nhiệt độ quanh năm chỉ ở 0 độ C. Chính khí hậu lạnh nên toàn bộ bề mặt được phủ một lớp băng dày khoảng 2000m và là nơi sinh sống của loài chim cánh cụt. Dân cư ở nơi đây không có ai sinh sống, chỉ có một số các nhà khoa học đến nghiên cứu.
#Phuong0ke
châu đại dương nằm ở bán cầu Nam , có chí tuyến nam đi qua giữa lkanhj thổ!
nhớ kc nha
Châu Đại Dương là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesiavà Australasia.[1] Châu lục này trải trên Đông Bán cầu và Tây Bán cầu, có diện tích 8.525.989 km² và dân số khoảng 40 triệu. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.
Các đảo nằm tại các điểm cực địa lý của châu Đại Dương là quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperton, quần đảo Juan Fernández, quần đảo Campbell, quần đảo Cocos (Keeling). Châu Đại Dương đa dạng về trình độ kinh tế, từ phát triển cao độ tại Úc và New Zeland,[2][3] đến các nền kinh tế kém phát triển hơn nhiều như của Kiribati và Tuvalu.[4] Úc là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất tại châu Đại Dương, còn Sydney của nước này là thành phố lớn nhất châu lục.[5]
Những người đầu tiên định cư đến Úc, New Guinea, và các đảo lớn nằm sát phía đông của chúng vào giai đoạn khoảng 50.000 đến 30.000 năm trước. Người châu Âu khám phá châu Đại Dương từ thế kỷ XVI trở đi, và đến thế kỷ XVIII James Cook là người châu Âu đầu tiên đến bờ biển phía đông của lục dịa Úc. Mặt trận Thái Bình Dương có các trận đánh lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ yếu là giữa Hoa Kỳ cùng đồng minh Úc của họ với Nhật Bản.[6]
Sau khi người châu Âu khám phá khu vực, họ tiến hành định cư tại đây trong các thế kỷ tiếp theo, dẫn đến thay đổi quan trọng về xã hội và chính trị của châu Đại Dương. Trong lịch sử đương đại, ngày càng có nhiều thảo luận về vấn đề quốc kỳ và một số người mong muốn thể hiện bản sắc riêng biệt và cá tính của họ.[7] Nghệ thuật tranh đá của thổ dân Úc là truyền thống nghệ thuật được thực hiện liên tục lâu nhất trên thế giới.[8] Puncak Jaya tại Papua thường được cho là đỉnh cao nhất tại châu Đại Dương.[9] Hầu hết các quốc gia châu Đại Dương có thể chế chính trị đa đảng dân chủ đại diện nghị viện, và du lịch là một nguồn thu nhập lớn đối với các đảo quốc Thái Bình Dương.[1
Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.
Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.
Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausenvà Mikhail Lazarev trên hai con tàu Vostok và Mirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.
Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.