Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tìn...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2022

giup em voi a 

 

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi"Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

"Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác…"

(Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Xác định một trợ từ có trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của trợ từ đó.

Câu 4. Câu văn: Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. thuộc kiểu câu gì chia theo cấu tạo ngữ pháp? Vì sao?

Câu 5. Từ đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tình yêu thương là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. (Trình bày khoảng 2/3 trang giấy thi

1
23 tháng 8 2021

1. PTBD: Biểu cảm

2. Đoạn văn nói về sự hi sinh của cụ Bơ-men

3. Trợ từ: những

Tác dụng:  Dùng để nhấn mạnh vào tình cảm của cụ Bơ-men dành cho 2 cô họa sĩ trẻ

4.  Câu đơn vì chỉ có 1 vế

5. 

Em tham khảo:

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là  “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

24 tháng 8 2021

thx bạn

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con ngườiChính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ men"

(Trích Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung)

a. Nhân vật được nhắc đến ở đoạn văn trên giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 8 học kì 1? Tác giả là ai? (2đ)

b. Hãy nêu suy nghĩ của em về nội dung văn bản em vừa tìm được. (1đ)

c. Em hãy xác định trợ từ trong câu gạch chân của đọan văn trên. (1đ)

d. Từ tác phẩm em vừa tìm được, liên hệ với thực tế xã hội ngày nay về phẩm chất của con người.  (2đ)

giúp mik với mn.!

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ-men"

( Kiệt tác của tình thương- Phạm Nguyễn Phương Dung )

1. Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của một câu ghép có trong đoạn văn trên? Xác định mối quan hêđ giữa các vếtrong câu ghép đó?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có reong câu sau: " Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người "

3. Em thử hình dung nếu cuộc sống của chúng ta không có tình yêu thương sẽ ntn?

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:            “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ...
Đọc tiếp

Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn)                                                                               a) theo em, mẹ đã dạy cho con điều j                                                                                         b) tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn văn trên ? xác định từ thuộc trường từ vựng ấy?         c) viết đoạn văn từ ( 2-3 ) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình .

3
15 tháng 10 2021

a, Người mẹ dạy con yêu thương những người yêu thương con, thương mến họ và làm tràn đầy cuộc sống của họ. 

b, TTV chỉ tình cảm con người: yêu thương, tình yêu, thương mến

c, Em tham khảo:

 

Em luôn dành tất cả tình yêu thương, kính trọng, quấn quýt nhất dành cho mẹ yêu dấu của mình. Mẹ của em là một người nông dân chân chất thật thà. Quanh năm mẹ gắn liền với ruộng vườn, ao cá. Tuy vất vả, cực nhọc là vậy, mẹ vẫn luôn cố gắng dành những thứ tốt đẹp nhất cho em. Đó không chỉ là những bữa cơm ngon, những chiếc áo đẹp. Mà còn là là những cử chỉ yêu thương, ánh mắt quan tâm, sự hi sinh vô bờ bến. Tình thương yêu mà em dành cho mẹ chẳng có gì có thể đong đếm được. Nhiều lúc, chỉ cần nhìn thấy mẹ thôi, là những lo âu, thấp thỏm trong lòng em sẽ bình yên trở lại. Và chỉ cần được mẹ ôm vào lòng, xoa nhẹ lên mái tóc, thì niềm vui sướng, hạnh phúc sẽ nhân lên gấp bội. Lúc nào, em cũng không ngừng nhắn nhủ bản thân nỗ lực hơn nữa, hơn nữa. Để có thể trở thành con ngoan, trò giỏi, thành một niềm tự hào nhỏ của mẹ, để mẹ có thể luôn mỉm cười khi nghĩ về em.

27 tháng 11 2021

anh ơi thi ha anh