K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2019

Cảnh tượng gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động và tràn ngập tình yêu thương. Dù chị Hoài không còn là dâu trưởng trong gia đình, họ đã lâu không gặp gỡ nhưng tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình như ngày trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp.

Đáp án cần chọn là: C

14 tháng 9 2018

Tâm trạng của các nhân vật ông Bằng, chị Hoài:

- Tâm trạng xúc động mạnh mẽ:

    + Ông Bằng khi nhìn thấy Hoài, “môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác như ông sắp khóc òa”

    + Nỗi vui mừng, xúc động dâng trào khi ông được gặp lại người con dâu trưởng mà ông quý mến

    + Chị Hoài: gần như không chủ động được lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…, chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông”

→ Sự xúc động của hai người thể hiện chân thành trong gia đình, dự cảm những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình

- Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm giành những điều tốt đẹp cho truyền thống gia đình giờ đây trước bao tác động của cuộc đời, có nguy cơ bị băng hoại

24 tháng 3 2017

Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Chị về thăm gia đình chồng cũ vào chiều ba mươi Tết.

=> Chị Hoài sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích. 

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 10 2017
  • Ông Bằng:
    • “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”.
    • "Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”.
    • “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “.

⇒ Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.

  • Chị Hoài:
    • “Gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản... kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
    • Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”.

⇒ Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.

  • Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia. Chị Hoài xuất hiện, nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
22 tháng 8 2018

Tâm trạng của chị Hoài khi gặp lại ông bằng:

- Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng: “Không chủ động được mình”; “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép”; thốt lên tiếng chào như tiếng nấc.

- Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại

Đáp án cần chọn là: D

1 tháng 5 2017

- Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên thì xôn xao trong lòng, “ông cố đi cho ngay ngắn”, khi nhìn thấy chị thì ông đứng sững người lại, mặt thoáng chút ngơ ngẩn rồi mắt ông chớp liên hồi môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác như sắp khóc.
- Giọng của ông khê đặc khàn rè “Hoài đấy ư con”.
=> Bằng hàng loạt chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật nhà văn đã cho thấy được tâm trạng từ ngạc nhiên đến vui mừng, xúc động của người cha.

Đáp án cần chọn là: D

26 tháng 8 2019

Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:

     + Người thon gọn chiếc áo lông trần hạt lựu

    + Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi

- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử đến quan hệ với mọi người

    + Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, chị đã có một gia đình riêng nhưng mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị

    + Người phụ nữ trưởng thành, để lại dấu ấn với mọi người trong gia đình

    + Nhân vật chị Hoài là mẫu phụ nữ đẹp truyền thống, giữ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người qua “cơn địa chấn” xã hội

3 tháng 9 2018

Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 Tết, vào đúng lúc cả gia đình đang tíu tít vào buổi cúng tất niên.

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 10 2017

  • Ấn tượng của chị Hoài:
    • Người phụ nữ nông thôn, trạc 50. Người thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Khuôn mặt rộng có cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi.
  • Mọi người trong gia đình yêu quý chị Hoài vì:
    • Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ → Tình nghĩa, thuỷ chung.
    • Chị có một tấm lòng nhân hậu:
      • Đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm.
      • Những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
    • Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
    • Chị trở lại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
⇒ Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn
8 tháng 8 2019

A. Mở bài

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

B. Thân bài

1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt

Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.

a. Chú Năm

Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.

- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).

b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.

- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".

- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.

- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.

2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt

- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.

- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư

- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.

- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.

"Rồi trăm sông ......... nước ta"

=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.

=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

C. Kết bài

Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.