K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ? Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật. Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ?

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tùng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

(Theo Nghiêm Toản, Việt luận) 

A. Không 

B. Có

1
3 tháng 11 2017

Đáp án: B

7 tháng 9 2016

  Nếu hỏi mẹ đã làm gì cho chúng ta thì chắc chắn câu trả lời sẽ là vô vàn. Kể được công lao mẹ dành cho con chưa bao giờ là hết. Mẹ sinh dầm mưa dãi nắng. Mẹ không màng đến bản thân mà bảo vệ cho con một cuộc sống bình an hạnh phúc đầy đủ như bao người khác. Để đền đáp công ơn của mẹ tôi sẽ phải nỗ lực học thật giỏi, ngoài ra tôi sẽ giúp mẹ những công việc mà mình có thể làm được. Hiếu thảo với cha mẹ, phận làm con sẽ không bao giờ để mẹ buồn phiền.

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 9 2016

Mẹ đã cho chúng ta tình thương yêu bao la vô bờ bến, che chở, đùm bọc cho ta, sẵn sàng hi sinh tất cả vì chúng ta bằng sự thầm lặng chịu đựng trong lòng,....

Em sẽ:

  • Cố gắng học tập thật giỏi để mẹ vui lòng.
  • Hiếu thảo, lễ phép.
  • Cố gắng xây dựng tương lai tốt để mẹ đỡ lo lắng......

Những câu tục ngữ về chủ đề lao động sản xuất trong bài học đều xoay quanh kinh nghiệm về nghề gì?

=> Những câu tục ngữ về chủ đề lao động sản xuất trong bài học đều xoay quanh kinh nghiệm về nghề làm nông, nông nghiệp

Qua những câu tục ngữ ấy, em thấy điều gì công việc cũng như phẩm chất của những người dân lao động?

=> Qua những câu tục ngữ ấy, em thấy công việc cũng như phẩm chất của những người dân lao động chân chất, khó nhọc, chăm chỉ mà cần cù qua đó đã để lại những kinh nghiệm quý giá trở thành túi khôn của dân ta.

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, cũng như những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà ta đã cất công gom lại sẽ được sử dụng một cách xứng đáng trong những công trình kế tiếp cho nên, khi thành công ta phải hiểu rằng sự thành công đang đứng trên vai của baoo thất bại trong quá khứ."

a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

b) Đoạn văn viết theo cách nào? Vì sao?

c) Việc sử dụng lặp lại các từ: không, thất bại, thành công là mắc lỗi lặp từ hay sử dụng phép điệp từ?

d) Câu văn cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.

d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.

23 tháng 2 2018

- Điểm giống nhau: Cả hai câu tục ngữ và bài thơ đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không được nản chí trước khó khăn của công việc và hoàn cảnh.

- Điểm khác nhau:

- Có chí thì nên thiên về khẳng định quyết tâm của con người.

- Có công mài sắt có ngày nên kim thiên về nói đến sự cần mẫn, kiên trì trong công việc.

- Bài thơ có hai ý:

    + Ý thứ nhất: Nếu không bền lòng thì sẽ không làm được việc gì.

    + Ý thứ hai: Khẳng định sức mạnh lớn lao của ý chí và quyết tâm

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng “…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng 

“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (Ngữ văn 7 – tập 2, trang 25)

Câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu đơn bình thường.

b. Câu đặc biệt.

c. Câu ghép.

d. Câu rút gọn.

1
24 tháng 5 2019

Chọn d

12 tháng 10 2021

L