Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Tìm hiểu đề:
- Kiểu văn bản/ Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Con trâu.
- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
B. Lập dàn ý:
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Namcó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăntrâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Câu ca dao đã trở thành một lời ru quen thuộc, đi vào tiềm thức mỗi chúng ta từ ngày tấm bé. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu cũng từ đó mà mặc định không biến đổi. Đối với truyền thống nền văn minh lúa nước của nước ta, hình ảnh con trâu sớm đã trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, thân hình vạm vỡ nhưng thấp. Bụng to. Da của nó màu đen, rất dai nhưng được phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài nên có cảm giác rất mượt mà. Mũi trâu lớn, miệng trâu rộng, sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450kg. Bước đi của trâu chậm chạp nhưng chắc chắn. Cái đuôi luôn phe phẩy mọi lúc như để đánh động những chú ruồi không mời mà tới. Vì thưởng làm việc liên tục trên ruộng nên trau có thói quen ợ lên nhai lại. Khi chúng có thời gian ăn cỏ, chúng thưởng nhai qua loa để tích trữ càng nhiều thức ăn càng tốt cho những khi phải làm việc liên miên. Đó là lí do trâu có thể làm cả ngày mà không cần dừng lại nghỉ.
Với một ngoại hình như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe và chịu khó. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, mảnh ruộng cày đã gắn chặt với đời sống bao nhiêu năm lao động của người dân Việt Nam. Công việc đồng áng vất vả kia tuy nặng nhọc, một nắng hai sương, vất vả vô cùng nhưng những người nông dân luôn có “người bạn cần mẫn” của mình là chú trâu luôn bên cạnh giúp đỡ, chăm chỉ cùng làm lụng. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù có gian lao vất vả, chỉ cần người cần đến, trâu sẵn sàng không quản ngại gian lao để cùng con người cầy cấy thửa ruộng, đem lại sự no ấm, yên tâm cho cả gia đình. Nên nông dân ta vẫn luôn có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Còn trâu thì có cần gì ngoài được con người cho ít ngọn cỏ ngoài đồng cùng một nơi để trú ngụ qua đêm. Đó là những ngày bận rộn với công việc đồng áng, còn những ngày nông nhàn, trâu lại làm bạn với tiếng sáo, với cánh diều mộng mơ của trẻ mục đồng trên những bãi cỏ rộng ngập nắng và gió. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau.
Là một loài động vật có sức lao động và trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,.. Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu đã được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo từ lâu để chuẩn bị cho ngày hội hôm ấy. Con nào con nấy cũng vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ trông hung dũng oai phong chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng. Tất cả đều chứng tỏ từ xa xưa đến nay, trâu vẫn gắn liền với đời sống của dân tộc trong mọi mặt kể từ cuộc sống đời thường đến lao động, văn hóa, phong tục, đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc dân tộc.
Mang những giá trị to lớn về mọi mặt của đời sống nhân dân, con trâu đã trở thành một “nhân vật” không thể thiếu và xứng đáng để con người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và quý trọng chúng.
Cho dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh và ý nghĩa của con trâu luôn là một phần nếp sống tinh thần không thể thiếu của mỗi người nông dân đất Việt.
Phải trau dồi vốn từ vì đó là cách để ngôn ngữ của ta thêm hay hấp dẫn giúp giao tiếp tốt hơn giúp bạn dễ dàng trao đổi, bình luận, bàn bạc, giao tiếp với người khác.Vốn từ đa dạng không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ với nhiều loại người khác nhau, mà việc biết thêm từ lóng y học, luật, và các lĩnh vực kỹ thuật/chuyên môn khác có thể giúp bạn tránh bị lợi dụng, và cho phép bạn chủ động hơn khi tiếp cận với bác sĩ, luật sư, kỹ sư cơ khí, chăm sóc khách hàng, và những người tương tự.
Cách trau dồi vốn từ - Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh.
- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới nghe được để vận dụng, tra cứu thêm…
Vũ Nương là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản.
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
tham khảo ạ:
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.”
Hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên trong tâm khảm người Việt là những rặng tre óng ả, những cánh đồng bát ngát cánh cò, những ngôi nhà tranh lặng lẽ núp sau bụi đa,…và cả những đàn trâu ung dung gặm cỏ. Trâu đã trở thành một loài vật quen thuộc trong cuộc sống, một người bạn gắn bó với nhà nông.
Trâu Việt Nam trước đây có nguồn gốc là trâu rừng đầm lầy, được thuần hóa trở thành vật nuôi. Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám hoặc xám đen và khá cứng. Để thích nghi với hoạt động cày kéo hàng ngày, trâu có một số đặc điểm nổi bật để thích ứng với công việc. Thân trâu vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng trâu to, mông dốc, đuôi trâu dài,…Và điểm nổi bật nhất của con trâu chính là đôi sừng hình lưỡi liềm mà ít có loài vật nào trùng lặp.
Trâu là loài động vật chăm chỉ bậc nhất trong những loài vật, bởi đặc thù của nghề nông là cần cù và chịu khó. Từ sáng sớm tinh mơ đến lúc mịt tối, trâu quấn quýt bên người nông dân, cần mẫn kéo cày hết cánh đồng này sang cánh đồng khác. Bất kể nắng mưa, mặc kệ sáng tối,…chỉ cần người ra đồng, trâu cũng đi theo mà dốc sức làm việc. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 đến 75kg, tương đương với 0,1 đến 0,36 mã lực. Ngoài việc cày bừa đồng áng, trâu đôi khi còn được dùng để kéo xe, kéo hàng hóa,…Tải trọng tối đa mà trâu có thể kéo được lên đến 500kg. Khỏe như vậy nhưng thức ăn của trâu rất đơn giản, chỉ là những bó cỏ hay bó rơm, bó rạ,…đủ phần nào phản ánh cuộc sống bình dị của trâu tại làng quê Việt Nam
Trâu là tài sản quý giá của nhà nông về mặt vật chất. Ngoài việc cày bừa, thồ kéo, trâu còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong cuộc sống. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong cung cấp chất đạm và chất béo. Ngoài ra, da trâu cũng rất được yêu thích trong việc làm mặt trống hay giày da, túi da,…Sản phẩm mĩ nghệ trang trí thì không thể nào thiếu được sừng trâu, hay làm tù và, làm lược, cán dao,…cũng vậy.
Đó là về mặt vật chất, còn về mặt tinh thần thì sao? Trâu là người bạn quen thuộc của người nông dân nói chung và trẻ em nông thôn Việt Nam nói riêng. Hình ảnh những đàn trâu thung thăng gặm cỏ với đứa trẻ mục đồng nằm trên lưng trâu mà thơ thẩn thả diều hay đọc sách,…đã dặm tô một nét mực đẹp vào bức tranh làng quê yên ả “Ai bảo chăn trâu là khổ?/ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…”.
Trâu đã trở thành nét đẹp riêng, là biểu tượng của người nông dân chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm mưa vẫn cần cù làm lụng việc đồng áng. Ngoài ra, không thể không nhắc đến một lễ hội cũng đậm đà bản sắc Việt: lễ hội chọi trâu, nổi tiếng nhất là ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập chu đáo. Chú nào chú nấy vạm vỡ, khỏe mạnh với đôi sừng nhọn hoắc, da bóng loáng và khí thế hừng hực nghênh chiến với đối thủ. Lễ hội náo nhiệt không chỉ bởi những trận so tài kịch liệt giữa những “thí sinh” mà còn bởi tiếng hò reo cổ vũ của bà con xung quanh. Ngoài ra, lễ hội đâm trâu cũng khá nổi tiếng ở Tây Nguyên khi người dân tổ chức để mừng một mùa vụ bội thu.
Biết bao thế kỉ đã trôi qua, biết bao mùa vụ đã thu hoạch,…Nhưng hình ảnh chú trâu vẫn ở đó, trong tâm khảm của người nông dân nói riêng và trong kí ức của người dân Việt Nam nói chung. Trâu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu. Một vẻ đẹp giản dị mà rất đỗi thiêng liêng đối với những ai từng có tuổi thơ tại vùng đất đậm đà nền văn minh lúa nước này.
“Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ăn cho béo, trâu cày cho sâu.
Ở đời khôn khéo chi đâu,
Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.”
cảm ơn bạn nhé