K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

1)PTBĐC:Biểu cảm

4) Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. - ý nói con người muốn sống cuộc đời ý nghĩa phải yêu những người thân xung quanh của mình, phải cho đi tình yêu thương đến muôn nơi thì cuộc sống đó mới có ý nghĩa.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Con ong làm mật, yêu hoaCon cá bơi, yêu nước;con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơiPhải yêu đồng chí, yêu người anh em.Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàngMột người – đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” (Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)1)nêu phương thức biểu đạt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước;

con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”

(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)

1)nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

2)Đoạn thơ trên đề cập đến nội dung gì ?

3)Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: "con ong làm mật, yêu hoa / con cá bơi, yêu nước ; con chim ca, yêu trời"

4)Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: "con người muốn sống, con ơi / phải yêu đồng chí, yêu người anh em"

0
7 tháng 8 2023

Tác dụng đầu tiên của câu thơ này là nhấn mạnh tình yêu và lòng trung thành của các sinh vật đối với môi trường sống của chúng. Con ong làm mật yêu hoa, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với hoa. Con cá bơi yêu nước, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với nước. Điều này nhấn mạnh rằng mỗi sinh vật đều có một vai trò quan trọng trong môi trường sống của chúng và chúng yêu thương và chăm sóc cho nơi chúng sinh sống.

Tác dụng thứ hai của câu thơ này là khuyến khích con người hãy học tập từ các sinh vật này và có tình yêu và lòng trung thành đối với môi trường tự nhiên. Con chim ca yêu trời, điều này cho thấy tình yêu và sự phụ thuộc của chúng đối với bầu trời và không gian tự nhiên. Câu thơ này khuyến khích con người hãy trân trọng và yêu quý môi trường tự nhiên, như con chim ca yêu trời, và hãy chăm sóc và bảo vệ nó.

  
7 tháng 8 2023

BPTT: 

- Điệp ngữ và nhân hóa "yêu"

Tác dụng: làm hình ảnh sự vật thiên nhiên như con ong, con cá, con chim trở nên sinh động có hồn hơn, gần gũi với người đọc hơn qua cảm xúc của con người. Đồng thời nhấn mạnh nên cảm xúc "yêu" của bài thơ từ đó thể hiện nên tính gợi hình và tính gợi cảm xúc thiên nhiên đơn giản mà nồng đậm.

- Liệt kê.

Tác dụng: trình bày ngắn gọn, xúc tích những hình ảnh con vật mà tác giả muốn diễn đạt đồng thời câu thơ thêm chặt chẽ, có sự liên kết với nhau về hình thức từ đó hấp dẫn đọc giả hơn.

28 tháng 3 2017

- Biện pháp liệt kê, lặp, nhân hóa
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự gắn bó của sự vật với môi trường sống.- Nội dung bài thơ: tả thực một loạt sự vật: con ong, con cá, con chim trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: một thân lúa chín - chẳng thể làm nên mùa vàng, một người – không thể tạo thành nhân gian. Từ đó, liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
- Các từ yêu, một, sống lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh, khẳng định lẽ sống, hành động sống đẹp của cá nhân trong mối quan hệ gắn kết với cộng đồng.
- Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận.
+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn.
+ Sống hòa hợp, gắn bó, đồng cảm chia sẻ với mọi người để cuộc sống có ý nghĩa.

28 tháng 3 2017

Gợi ý:

Bài thơ được sáng tác bằng thể lục bát, thể hiện tính nhân văn, triết lý sâu sắc của tác giả qua những câu từ nhẹ nhàng, như lời người mẹ nhắn nhủ con thơ. “Tiếng ru”, nằm trong tập Gió lộng, là một trong những bài thơ tiêu biểu của người con xứ Huế – Tố Hữu. tác giả so sánh đối lập và ví von cũng tạo nên cái riêng của những vần thơ và làm cho chúng trở nên đắt giá.

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em…

Chúng ta nên hiểu đoạn thơ trên như thế nào?

Các loài sinh vật muôn tồn tại và phát triển phải gắn bó với môi trường mình sống. Cũng như:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.

Mỗi mùa hoa nở rộ, chắc hẳn các bạn đều thấy loài ong bay lượn khắp nơi bởi lẽ hoa chính là nguồn sống. Còn gì thích thú hơn khi ngắm nhìn đàn cá tung táng bơi lội, thân hình lấp lánh dưới làn nước trong veo. Bầu trời xanh mênh mông và không khí thoáng đãng là môi trường sống của chim. Thật thanh bình khi trên nền trời chấp chới những đàn chim đang sải cánh và mỗi buổi hoàng hôn, ánh nắng hắt lên viền quanh cánh chim chiều như vạng hào quang rực rỡ. Cánh chim chắc phải yêu biết mấy bầu trời sống của nó. Phải chăng vì vậy mà đã có một lần, Tố Hữu khóc thương cho con chim bị chết trong lồng vì mất tự do..................

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
11 tháng 4 2017

câu hỏi bị lỗi không cần trả lời

22 tháng 11 2017

một ng ddaaau phải nhân gian là gì

đồng trí đáng lẽ phải là đồng chí chứ

 

12 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người biết bao vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những giờ làm việc đầy mệt nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Con người lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp và khống có gì đẹp hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Và đó cũng là một cách để di dưỡng tâm hồn, gìn giữ những gì là tốt đẹp nhất. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy học cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi và mãi mãi trường tồn. 

Từ trái nghĩa: In đậm nghiêng

Tham khảo

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi mọi người đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.